Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2009

HIỆN TRẠNG ĐỐI MẶT




















Vừa bước vào nhà, Vinh đã thấy vợ đang ngồi tại phòng khách :
- Hôm nay em không đi làm sao ?
- Em nghỉ vacation. Em đã nói với anh hồi sáng nay rồi, anh quên rồi sao ?
- Ừ nhỉ ! Anh quên mất.
Vinh đang loay hoay cổi giày thì Như Hà gọi :
- Anh Vinh, lại đây với em. Anh xem này, đẹp và rẻ không ?
- Gì thế hả em ?
- Em mua máy ảnh. Họ bán on sale, rẻ lắm anh !
Vinh đến cạnh vợ :
- Em lại mua máy ảnh, nhà có đến ba bốn máy ảnh ít khi dùng đến.
Như Hà không để ý câu nói của chồng, cầm một máy ảnh lên xem, nâng niu ra chiều đắc ý :
- Hiệu canon tốt lắm phải không anh ? Nguyên giá 250 đô la, on sale còn 50. Em mua hai máy ảnh này gởi về Việt Nam cho hai đứa cháu nội mình. Anh không nhớ tháng trước chúng nó viết thư xin mỗi đứa một máy ảnh hay sao ? Anh xem đây, đẹp không ? Nhỏ nhắn, gọn gàng, dễ thương mà lại rẻ nữa.
Vinh vội cầm một máy ảnh lên xem rồi la hoảng :
- Không được. Made in China. Hàng Trung cộng. Phải tẩy chay. Không mua sắm. Không sử dụng. Vứt vào thùng rác đi em.
- Hả ? Anh nói cái gì ? Tại sao vứt thùng rác ? Thấy rẻ em mua cho hai đứa cháu. Một trăm đồng mua được hai máy ảnh không hơn bỏ ra năm sáu trăm một lúc hay sao ? Máy lại tốt nữa.
Vinh tỏ ý không hài lòng :
- Có rẻ cũng không mua. Có cho cũng không sử dụng. Em biết không, mọi người đang tẩy chay hàng Trung cộng em à. Mấy tháng trước anh đã nói với em, sao chóng quên thế ?
Như Hà tỏ ý thắc mắc :
- Sao lại tẩy chay hả anh ?
Vinh nói :
- Báo chí, truyền thanh, truyền hình em không theo dõi. Hết giờ đi làm về, em chỉ mê mệt phim tập đâu còn để ý chuyện khác, lại cứ hỏi anh..
Như Hà cười nói lẫy :
- Không hỏi anh thì em hỏi ...người khác. Ghét anh quá hà !
- Anh đùa chút cho vui chứ chuyện gì anh lại không nói cho em nghe đó sao ? Này nhé, ta phải tẩy chay hàng của Trung cộng, bọn bá quyền luôn nuôi mộng bá chủ hoàn cầu. Anh nhắc lại em nhớ, ta nhất định không mua bán bất cứ hàng của bọn bành trướng Bắc kinh xuất ra khỏi lãnh thổ của chúng.
Như Hà tỏ vẻ lo lắng :
- Hàng của họ tràn ngập thị trường, anh biết chứ ? Nơi nào cũng có, mình có tẩy chay cũng chẳng thấm vào đâu anh.
- Vẫn biết là như vậy, nhưng ta phải chống, phải tẩy chay, đây là một trong những phương thức đãu tranh để phản đối buộc bọn bá quyền Trung cộng phải hủy bỏ hai bảng hiệp định chiếm đất, chiếm biển do lũ côn đồ bán nước Việt cộng dâng nạp. Anh cũng nói cho em biết không những tẩy chay hàng Trung cộng mà còn tẩy chay hàng của lũ Việt cộng nữa.
Như Hà nói :
- Em nghĩ có tẩy chay cũng chẳng thấm vào đâu, còn thiệt cho người dân.
- Em đừng suy nghĩ nông cạn như thế. Hàng của Việt cộng xuất ra nước ngoài sẽ mang về cho chúng vô số đô la, chỉ để làm giàu túi tham của chúng, cho chúng sống phè phỡn, đè đầu cưỡi cổ người dân, còn bóc lột người dân đến tận cùng xương tủy, tàn phá tài nguyên quốc gia, cắt đất, cắt biển của tổ tiên đem triều cống cho quan thầy của chúng, chứ người dân chẳng được hưởng gì đâu em.
Vinh ngừng nói hỏi vợ :
- Em còn giữ receipt hai máy ảnh không ? Em nên đem máy trả lại cho hiệu buôn. Còn việc làm quà cho hai đứa cháu nội anh sẽ lo cho em. Anh đề nghị em phải quyết tâm thể hiện thái độ chính trị của mình trước nỗi đau quốc nhục mà tập đoàn Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã hèn nhát cắt từng mảnh thân thể Mẹ Việt Nam đem dâng cúng cho quan thầy Tàu tặc của chúng. Anh nói rõ là anh không bảo em làm chính trị mà chỉ nhắc em phải thể hiện thái độ chính trị của mình. Em biết không ?
Nghe chồng nhắc đến việc thể hiện thái độ chính trị, Như Hà nhớ lại cũng đã có lần tranh cãi với mấy bà bạn ở sở làm vấn đề này. Nỗi bực dọc cứ đè nặng trong lòng. Nàng muốn đem chuyện kể lại với Vinh :
- Anh à, thỉnh thoảng em và mấy bà bạn làm chung sở có đề cập đến các sinh hoạt cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể. Thường họ thích phê bình chỉ trích hoặc nói năng điều này điều nọ một cách vô tội vạ, vô trách nhiệm. Thỉnh thoảng em quật lại những suy nghĩ của họ. Em nói, tất cả chúng ta ai cũng biết cuộc sống ở Mỹ tuy có đầy đủ tiện nghi và vật chất nhưng nếu không có công ăn việc làm là khốn nạn ngay. Vì vậy, ai có bệnh đau cũng phải vừa uống thuốc vừa đi làm, ngày tư ngày Tết cũng phải đi làm không kiêng cử như ở Việt Nam. Công việc làm là quan trọng trong cuộc sống. Có đi làm mới trả tiền nhà, xe, bảo hiểm, điện, nước, điện thoại và vô số những số tiền cần chi tiêu. Hầu hết không ai có thì giờ rảnh. Con người chạy đua với giờ giấc. Do đó, những ai có tinh thần, thiện chí tham gia sinh hoạt xây dựng cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, là họ đã có một sự hy sinh lớn lao mà ta phải tỏ lòng cảm phục hơn là bài bác, phê phán vô trách nhiệm. Họ đã thể hiện thái độ chính trị của họ một cách đứng đắn, nghiêm túc và hợp lý. Rồi em có nói với các bà bạn, nếu chúng ta có cơ hội, có thì giờ, cũng nên góp tay vào các công việc hửu ích chung. Người khác làm được thì mình cũng phải làm được để chúng ta có thể tỏ rõ thái độ chính trị của chúng ta là những người tỵ nạn bõ nước ra đi cũng vì không thể sống chung được với Cộng sản. Anh có biết mấy bà bạn của em phản ứng ra sao không ? Các bà phác tay, phủi phủi lia lịa làm như thể sợ chất bụi chính trị dính vào người, gỡ không ra, rửa không sạch và miệng thì la bài hãi : Ấy, ấy...thôi đi...thôi đi...cho tôi xin...hãy để cho tôi yên thân...yên thân...Tôi không dính dáng đụng chạm gì đến chính trị cả. Tôi không biết chính trị là cái quái gì cả. Qua được đây rồi là khoẻ tấm thân...không còn phải lo gì nữa. Mặc dầu sau đó em có phân giải thêm mà họ vẫn chối bay chối biến đi thôi. Thật là buồn cười phải không anh ?!
Nghe vợ nói Vinh cảm thấy sự đời cũng thật buồn cười. Không phải chỉ như mấy bà bạn của vợ vừa kể mà ngay cả mấy ông bạn của Vinh hoặc những người mà thỉnh thoảng Vinh vẫn thấy, vẫn nghe cũng giông giống vậy thôi.
Vinh hỏi vợ :
- Vậy em nói em phân giải với họ thế nào mà họ chối bay chối biến thế ?
- Em bảo là mọi người qua đây, ở Mỹ cũng như ở các nước khác, khi đã bỏ nước ra đi đều tự nhận mình là dân tỵ nạn, có nghĩa là không thể sống chung được với Việt Cộng vì bị ngược đãi, sợ trả thù, trù giập, phân biệt đối xử, hoặc vì đói, vì nghèo không thể ăn nên làm ra trong nền kinh tế quốc doanh lạc hậu kiềm kẹp. Cho dù là đi diện nào, vượt biển, vượt rừng sâu, vượt biên giới, hoặc là con lai, H.O ...đi công tác, đi tham quan, đi du học, đi lao động, đi trình diễn...rồi ở lại để xin tỵ nạn chính trị. Như vậy, có phải mọi người bỏ nước ra đi, cho dù là đi vì kinh tế cho cuộc sống bản thân cũng đều là dân tỵ nạn chính trị chứ còn gì nữa mà cứ chối phăng đi, phải không anh ? Tự bản chất của nó trong việc đi đứng đã có dính líu sắc thái chính trị rồi. Anh biết không, em còn chất vấn họ là có phải lúc còn ở quê nhà, khi vào phỏng vấn, ai ai cũng khai báo là bị Việt cộng ngược đãi, trả thù khắc nghiệt, bị phân biệt đối xử tồi tệ, bất công, phi lý trong cuộc sống. Rồi ở các trại tỵ nạn Đông Nam Á khi được vào phỏng vấn để được xét đi định cư ở một quốc gia thứ ba thì ai ai cũng nằng nặc khai tôi không thể sống chung được với Cộng sản. Tôi ra đi vì lý do chính trị. Tôi là quân nhân, công chức, cán bộ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, tôi là nhân viên, viên chức sở Mỹ vân vân và vân vân. Sự khai báo không những bằng lời nói lúc nào cũng phải tỏ ra thành khẩn mà còn phải dẫn chứng đủ thứ giấy tờ có liên quan đến tư cách chính trị của mình. Có những giấy tờ cần phải chạy đôn, chạy đáo, đút lót bỏ ra hằng triệu bạc mua cho bằng được để chỉ được sử dụng duy nhất trong mục đích chứng minh mình là người có dính dáng ít nhiều về hành vi và tư cách chính trị. Nhưng khi đã ra đến được nước ngoài vài năm, ăn nên làm ra, đô la rủng rỉnh đầy túi, cuộc sống an nhàn đầy đủ, bắt đầu hưởng thụ bao của lạ trên đời, thì không hiểu tại sao đột nhiên họ lại lú lẩn quên biến đi mất mình là người tỵ nạn chính trị. Không lẽ ''chất men chính trị'' trong người lại mau ''bốc hơi''như vậy sao ?! Thành thử ai làm gì mặc ai, ai đòi hỏi đãu tranh gì thì cứ việc mà đãu tranh đòi hỏi. Đất nước có điêu đứng trong cảnh dầu sôi lửa bỏng thì mặc, ta cứ bình chân như vại, thủ thế an nhàn hưởng thọ. Nếu có bị phải đụng đến, có được mời gọi làm một việc gì đó cho công việc chung thì tãng lờ tránh ra thật xa, lại còn lải nhải, lầm bầm những câu văng tục chửi thề nghe phát khiếp. Đấy, em nói với họ như thế đó anh. Dù cho em có nói gì thì nói vẫn không thấy ai nhúc nhích, rục rịch gì cả. Có lẽ đây là căn bệnh xu thời đang tiêu mòn nhuệ khí ?
Như Hà nói một hơi không ngừng nghỉ, thỉnh thoảng nét mặt có sự biến dạng theo lời nói. Vinh nhìn vợ vừa chăm chú nghe vừa ngạc nhiên thích thú. Chàng luôn hãnh diện nét duyên dáng và sự thông minh của vợ. Vinh nói :
- Anh thật tình khen em. Em giỏi lắm. Em đã tỏ rõ vấn đề một cách chính xác đạt chất lượng. Anh khen em, em biết không ?
Như Hà nũng nịu lườm yêu chồng :
- Quái lạ nhỉ ! Anh mới vừa chê trách em là suốt ngày mê phim truyện không biết gì cả, ngu ngơ ngù ngờ, bây giờ anh lại khen em đáo để thế. Thì ra anh cũng đang bị lây nhiễm chứng bệnh xu thời mà em vừa nói phải không ?
Vinh khẳng định :
- Anh khen em thực tình mà. Em thông minh lắm. Những suy nghĩ của em là một trong những hiện trạng của cuộc sống đang diễn ra hằng ngày. Riêng anh, thì anh nghĩ đó là một ''h ội chứng biến chất não bộ'' đang lây lan một cách nguy hiểm cho sự chung sức chung lòng của mọi người. Thuốc chữa trị phải cần đến thần dược ''Pho Chấn Hoàn'' uống vào tẩy độc thì mới tiêu giải ám chướng.
Có tiếng điện thoại reo, Như Hà cầm ống nghe :
- Alô..! Alô..! ờ...Bích Thủy đãy hả ?...Khoẻ không ? Có gì không bồ ..ờ..ờ...!!....
chuyện về Việt Nam đãy hả ?..ờ..ờ. để tôi bàn lại với ông xã rồi tôi tin liền cho bồ nhé...!Vâng !...Vâng...! Cám ơn ...! Bye...Bye...!!!
Như Hà nói nhanh với chồng :
- Anh à ! Mãy tháng trước Bích Thủy rủ em tháng tới về Việt Nam cùng chuyến cho vui. Em chưa trả lời dứt khoát. Hôm nay chị ấy lại hỏi ý kiến em có quyết định về hay không để cùng đi chung ? Anh nghĩ sao ?
Nghe vợ hỏi Vinh chưa biết phải trả lời thế nào. Nghĩ cũng buồn trước hiện trạng khó xử này. Vì thực sự những ai đã bỏ nước ra đi, dung thân xứ người trong bao nỗi vui buồn vinh nhục đều vẫn mang nặng tâm tư nhớ quê nhớ nhà và mong muốn được một lần về thăm. Nhưng quê hương sau ngày đổi chủ, giặc Cộng đã triệt để khai thác nguồn đô la đang đổ về Việt Nam từ khắp mọi nẻo đường trên trái đất qua việc gởi tiền giúp thân nhân, việc về thăm nhà ào ạt của khối người ra đi tỵ nạn. Thời gian đầu việc làm ăn chưa mấy khấm khá, giặc Cộng đã vội kết tội những ai đã đi khỏi nước là việt gian phản động, là hèn nhát chạy theo ôm gót đế quốc. Nhưng vài năm sau chúng thi hành chính sách mở cửa, rêu rao khuyến khích người Việt hải ngoại về thăm nhà, về buôn bán hùn hạp, đầu tư kinh doanh...từ đó dòng thác đô la ngày tăng vọt, cuồn cuộn đổ về cho chúng. Chúng cho in hằng tỉ tỉ giấy bạc hình Hồ không bảo chứng để hốt trọn bộ đô la Mỹ. Chúng vội cải danh việt gian phản động thành việt kiều yêu nước, khúc ruột xa nghìn dặm...ban hành một số luật lệ mới có phần nới rộng để ve vãn người Việt hải ngoại. Nếu không có số tiền khổng lồ này thì bọn cầm quyền Hà Nội không còn cách gì đứng vững mà đã tiêu tùng từ lâu rồi. Mỗi lần nghĩ đến là Vinh cảm thấy mệt, chóng mặt. Có ai bảo Việt cộng là bọn chuyên chui rúc ở núi ở rừng, man ri mọi rợ, ngu đần đâu nào, lại không biết xài tiền đô ? Nghĩ thế là lầm ! Lỗi này tại ai nhỉ ?
Vinh nhớ lại những sáng chúa nhật trong quán cà phê với vài người bạn đã có đề cập đến vấn đề này. Anh chàng Thất phân bua :
- Lỗi tại ai thì chắc ai cũng biết rồi, không phải lỗi tại tôi. Ở Mỹ 16 năm tôi chưa hề về Việt Nam, chưa hề gởi tiền về Việt Nam dù với mục đích gì. Về mà làm gì ? Gởi tiền mà làm gì ? Cuối cùng đồng đô la chỉ còn mục đích duy nhất là vỗ béo lũ tội đồ Việt cộng bán nước hại dân mà thôi. Như vậy, tôi cũng thực hiện được ''3 không''. Không buôn bán hàng hóa của Cộng sản Việt Nam . Không gởi tiền về Việt Nam. Không đi du lịch Việt Nam.
Nghe Thất nói thế, Cảnh góp ý :
- Không phải lỗi tại một ai mà là lỗi chung của mọi người. Từ lâu chúng ta đã vô tình nuôi bọn Việt cộng no béo, phè phỡn để cho đến hôm nay chúng trở nên lú lẩn, đâm ra hèn nhát, lén lút dâng đất dâng biển của tiền nhân để lại cho bọn quan thầy của chúng ngõ hầu đánh đổi lấy một chỗ dựa vững chắc cho chúng có cơ hội tiếp tục tàn phá đất nước và dân tộc xuống tận cùng kiệt quệ. Lịch sử sẽ bôi vôi, nghìn năm bia miệng sẽ nguyền rũa chúng là những tên tội đồ bán nước. Các anh còn nhớ tên tội đồ già Hồ hênh hoang trước ba quân tướng sĩ : ''Các vua Hùng có công dựng nước, bác cháu ta có công giữ nước'', nhưng phải nói lại là ''bác cháu ta có công bán nước'' . Phải nói như thế đấy mới đúng khuôn mặt của chế độ Cộng nô..
Chưa thấy ai có ý kiến gì, anh chàng Cảnh gật gù nói tiếp :
- Chúng ta đang sống kết hợp nhiều thành phần trong một cộng đồng mặc dù có điều lệ, nội quy, bầu bán đàng hoàng, có sinh hoạt hội họp, nhưng sự đồng tâm và gắn bó chưa toàn bích. Vì không có luật pháp nên không ràng buộc được ai, không có chính phủ nên không quản lý chặt chẽ mọi sinh hoạt, không có tài chánh nên không thể thực hiện được các chương trình, kế hoạch lợi ích. Do đó, ai muốn làm gì thì làm, làm theo sở thích, ý muốn, tùy hứng, làm theo sự ngông cuồng lập dị, làm chạy theo lợi nhuận hoặc danh vọng cá nhân. Có việc làm có lợi cá nhân nhưng lại tổn thương cho đất nước. Sự thể sở dĩ đạt thành do tình cảm cá nhân, do cảm tính, do tùy tiện hoặc do tình yêu nước cố hửu, có đúng không ?
Thái ngồi im lặng, vừa rít thuốc lá, vừa lắng nghe thỉnh thoảng lại gật gật đầu đồng ý. Khi Cảnh dứt lời,Thái nói :
- Ý kiến và nhận xét của anh Cảnh có khắt khe nhưng không phải là không đúng. Chúng ta vẫn biết những tổ chức cộng đồng, đoàn thể đã thành khuôn khổ nề nếp từ lâu rồi, nhưng năng suất chỉ ở mức tích cực vừa phải. Tuy nhiên, cũng nhờ từ đó mà các sinh hoạt chính trị của người dân tỵ nạn tại hải ngoại có cơ hội phát triễn để yễm trợ quốc nội trong công cuộc giải thể chế độ Cộng sản Việt Nam. Đa số đã thể hiện thái độ chính trị rõ nét trong sự đóng góp công sức, thì giờ kể cả tiền bạc, vật chất vào các nổ lực cộng đồng, đoàn thể rất đáng được cảm phục, khen ngợi. Tuy nhiên, vẫn còn một ít chưa thích nghi, tôi nghĩ mỗi người hãy tự nghiêm khắc bản thân để ý thức bổn phận và thể hiện thái độ chính trị thật rõ nét hơn.
Đời sống luôn bận rộn, thỉnh thoảng mới được gặp nhau trao đổi những suy nghĩ riêng tư. Nhưng nói để có thể làm được những gì đã nói thì không hẳn là dễ dàng. Những cảm nghĩ trao đổi với mấy người bạn đối với Vinh thật bổ ích, nhất là chuyện Như Hà hỏi ý kiến để đi Việt Nam.
Vinh nói với vợ :
- Gia đình chúng ta định cư tại Hoa kỳ giờ cũng đã hơn 10 năm rồi đúng không ? Trước đây đã một lần em về Việt Nam và từ đó đến nay mới chỉ một lần duy nhất. Riêng anh thì chưa. Đời sống con cái chúng mình ở Việt Nam đầy đủ không còn cần sự giúp đở của chúng ta. Thỉnh thoảng vẫn có điện thoại thăm hỏi. Anh thấy rằng đã yên tâm thì về Việt Nam mà làm gì ? Tốn tiền bạc. Mệt sức khỏe. Bỏ phế công ăn việc làm. Chờ chế độ Cộng sản sụp rồi hãy về. Ta về ở lâu hơn, hay về ở luôn. Em đồng ý với anh không ? .
Nghe chồng nói, nét mặt Như Hà kém vui, không như vừa lúc nhận điện thoại của Bích Thủy hỏi ý kiến. Như vậy, một vài dự tính trong chuyến sắp về Việt Nam đang như tan biến, chẳng hạn như may thêm một số quần áo, đi thẩm mỹ viện, mua vài món trang sức...giá cả ở Việt Nam có rẻ hơn. Như Hà luôn tôn trọng ý kiến chồng. Những gì Vinh nói không phải là không có lý. Về Việt Nam ở lâu hơn, hoặc là ở luôn như Vinh nói, đó là nguyện vọng tha thiết của hai vợ chồng đã phát sinh sau vài năm định cư tại Mỹ. Cảm nghĩ này Như Hà tự an ủi bằng lòng. Bằng lòng và chờ đợi ngày về khi Đất Nước đã được
thanh bình và tự do. Vì không nơi nào đẹp bằng quê hương mình. Ai có sống xa quê Cha đất Tổ mới cảm nhận đầy đủ trọn vẹn nét đẹp mỹ miều, thanh khiết ở quê hương xứ sở mình. Cái đẹp không phải ở những tòa cao ốc chọc trời nguy nga tráng lệ, không phải ở những xa lộ cao tốc thênh thang êm ái, ở những công viên tốn hàng triệu đô la xây dựng, ở những chiếc xe bóng loáng, ở những ngôi biệt thự tân kỳ đầy ắp tiện nghi ...Nét đẹp quê hương tiềm ẩn chan chứa trong lũy tre xanh bao bọc mái tranh nghèo, có ánh trăng giải bạc trên khắp đồng quê trong ngày mùa mở hội thoang thoảng hương thơm mùa lúa mới, ngân vang tiếng hát ru con văng vẳng đâu đây, xen lẫn tiếng chó sủa đêm, tiếng gà gáy sáng. Nét đẹp mông lung, sinh động nơi các phiên chợ gồng gánh ngược xuôi, ở những cánh diều lộng gió, ở đàn trâu dầm nước trong đồng. Cái đẹp hiền hòa giản dị đơn sơ chan chứa tình người nơi quán xá lộ thiên, góc chợ, lề đường, trên các con lộ đầy ắp lá me thấp thoáng tà áo trắng. Cái đẹp quê hương vô vàn lắng đọng trong tâm hồn của mỗi người con xa xứ...Mẹ Việt Nam ! các con của Mẹ vẫn còn hiện diện khắp mọi miền trái đất đang trông về quê Mẹ... Chờ chế độ Cộng sản sụp, chúng con về, về ở lâu hơn, về ở luôn. Chồng nàng đã mong ước, và mọi người cùng mong ước.
Như Hà nói :
- Em nhận thấy tụi Việt Cộng điêu ngoa, tráo trở, xỏ lá, xạo hết chỗ nói anh ơi ! Trước kia, chúng chơi trò đu đưa giữa Liên xô và Trung cộng để được chi viện mọi mặt đánh phá miền Nam. Bây giờ Liên xô sụp, chúng lại chơi trò đu đưa giữa Mỹ và Trung cộng. Với Trung cộng chúng lợi dụng một chỗ dựa vững chắc để củng cố quyền lực, để duy trì độc đảng thống trị hà khắc dân tộc trong tư thế một chư hầu khiếp nhược, hèn nhát. Vì vậy, chúng mới đem một phần giang san mà đánh đổi. Với Mỹ chúng thèm đô la để lỡ có chuyện gì thì hát bài tẩu mã có đô mà xài và cũng để hù dọa quan thầy phương Bắc rằng ta cũng bầu bạn với một siêu cường quốc, ai lại ngán ai ! Cho nên, cũng coi chừng bọn Cộng nô lại rình rập bán thêm đất, thêm biển của Đất Nước mình cho Tàu cho Mỹ không chừng. Tuy chơi trò đu đưa, dựa dẫm nhưng Việt Cộng sợ Tàu hơn sợ Mỹ, vì những gì chúng thỏa hiệp với Mỹ, khi Tàu chất vấn thì chúng chối leo lẻo. Em thấy như vậy là chúng khó sụp lắm, làm sao mà về hả anh ?!..
Nghe vợ nhắc đúng suy nghĩ của mình, Vinh cười thật tươi :
- Em giỏi lắm, càng thảo luận em càng có những ý nghĩ sâu sắc, anh đâu ngờ em như thế, anh khen em. Anh khẳng định với em nhé, tập đoàn Cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ và bị tiêu diệt toàn bộ trong một thời gian ngắn thôi. Chuyện gì cũng thế, có khởi đầu sẽ phải có kết thúc. Việt cộng không ra ngoài qui luật ấy. Em phải tin như vậy. Những yếu tố chứng minh anh cũng đã thường nói cho em nghe rồi, nào là tệ nạn tham nhũng hết thuốc chữa, đàn áp triệt hạ tôn giáo khắc nghiệt cùng kiệt, sự biến chất, tha hóa, rời bỏ đảng của các tầng lớp đảng viên, rồi tệ nạn đỉ điếm, buôn người, bệnh tật tràn lan, và nhất là nhiều phong trào, tổ chức, đảng phái chính trị chân chính đang phát triển và bùng mạnh khắp cùng đất nước được sự tham gia tích cực của người dân trong nước và hải ngoại khiến bạo quyền cộng sản điên đầu đối phó mất ăn mất ngủ. Em cũng tin điều này nhé, Việt cộng có ngày sẽ chết tức tưởi không kịp ngáp đó em trong cái trò đu đưa dựa dẫm, dám thọt lét hai ông cường quốc Tàu, Mỹ. Vì tự ái, vì quyền lợi, có thể anh chàng GI hoặc chú ba Tàu nổi cơn điên bóp mủi thằng việt cộng chết bất đắc kỳ tử không kịp trối em ạ. Em tin không ?
- Em tin.
- Em tin và mọi người đều tin. Tất cả đều tin. Đại cuộc sẽ kết thúc. Ngay từ bây giờ em có thể chuẩn bị là vừa, chuẩn bị tinh thần nhập cuộc. Chúng ta không thể làm những việc lớn thì hãy làm những việc nho nhỏ hửu ích đóng góp.
Như Hà tỏ vẻ lo lắng :
- Chúng mình già rồi còn làm nên chuyện gì hả anh ? Tuy nhiên, em sẽ mãn nguyện vì ngày cuối cùng sẽ được nằm yên trong lòng đất Mẹ hơn là gởi thân xác nơi xứ người.
Vinh phân giải :
- Đừng bao giờ phó thác ''chuyện thế sự mặc đàn em gánh vác ''Tuổi già sức yếu không hẳn là lý do chính chối bỏ việc chung. Em biết không, Việt cộng sụp thì đất nước có khối công việc phải làm. Có những tổ chức, đoàn thể đang ráo riết dự thảo kế hoạch, chương trình phục hồi, tái thiết. Quần chúng quốc nội, hải ngoại đang trong tư thế sẳn sàng đáp ứng và chỉ còn chờ đợi sĩ phu, trí thức chân chính Việt Nam phát động, khởi xướng và lãnh đạo.
Như Hà như hiểu ý :
- Em cũng đã biết. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh thời đại nào cũng có những anh hùng hào kiệt, những lãnh tụ chân chính tài ba xuất chúng để lãnh đạo quần chúng làm nên lịch sử.
Vinh nhắc nhở :
- Anh muốn nói với em, bọn việt cộng đang tung ra hàng loạt cán bộ của chúng mai phục, ẩn mình trong các cộng đồng, đoàn thể, hội đoàn để thực thi cái nghị quyết 36 nhuộm đỏ cộng đồng người Việt hải ngoại. Em thấy chúng ghê gớm chưa, hết chiêu bài này đến đòn phép nọ.
Như Hà tỏ vẻ mệt mõi chán nản :
- Thôi anh Vinh ơi, nói mãi em cảm thấy nhức đầu nhức óc trước bao nhiêu hiện trạng đối mặt đang diễn ra. Anh lo lắng nhiều, giảm thọ đó anh. Anh mà chết sớm thì em sống với ai ?
- Mình lo và người khác cũng cùng lo. Đất nước là của chung của mọi người.
Như Hà mĩm cười nhìn chồng gặn hỏi :
- Ừ nhỉ ! Em hỏi anh, anh lo, lo vô số chuyện, nhưng tiền nhà, tiền xe, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền bảo hiểm, tiền nghĩa trang... trong tháng này anh đã lo đầy đủ chưa ? Em chưa kể đến tiền ăn uống, tiền ân nghĩa, bệnh tật, thuốc men, quần áo, tiếp đãi, giải trí, cúng kính...và còn những món tiền chi tiêu bất ngờ chưa tính trước. Chỉ bấy nhiêu nỗi lo ấy thôi cũng đủ đau đầu, mệt xác.
Vinh cười biểu đồng tình với vợ :
- Thì anh và em đang cùng lo. Có đi làm là chúng mình cùng lo. Sao em lại hỏi vớ vẩn thế ?
- Nếu như rủi bị thất nghiệp thì phải tính sao đây ?
- Thì như em đã biết ...trời sinh voi...thì phải sinh cỏ, em biết chứ ?
- Anh trả lời ba phải lắm. Ghét anh ghê. Em nhắc cho anh nhớ, chỉ còn ba ngày nữa là đến ngày giỗ ba. Anh dự tính như thế nào ?
Nghe vợ nhắc đến ngày giỗ, Vinh mới trực nhớ ra. Những suy nghĩ, những câu chuyện vừa nói của hai người cả buổi chiều như đang được gác qua một bên. Nhà hằng năm có sáu ngày giỗ lớn, tứ thân phụ mẫu và ông bà nội. Mấy năm trước Vinh có ý định chọn lấy một ngày để cúng kính tưởng nhớ chung một lần gọi là ngày giỗ hội, vì không có thì giờ và đở bớt tốn kém. Nhưng Như Hà không đồng ý. Nàng bảo, Ngày giỗ nào thì riêng ngày ấy. Phong tục Việt Nam cúng kính tưởng nhớ ông bà cha mẹ phải được triệt để gìn giữ, không thể vì lý do này nọ mà xô bồ. Tổ chức mỗi ngày giỗ thân nhân qua đời trong gia tộc là thể hiện sự kính nhớ, lòng biết ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân và đặc biệt là để cho con cháu đời sau được làm quen, ghi khắc vào tâm khảm. Đến khi mình qua đời chúng nó mới nhớ mà làm, nhất là trong cuộc sống xứ người chúng rất dễ lãng quên. Nếu không quyết tâm gìn giữ chúng sẽ quên hết. Vì vậy, mỗi lần có giỗ, Như Hà buộc con cháu phải khấn lạy trước bàn thờ. Nàng bảo, phải làm như thế em mới chịu, nếu không thì hỏng hết.
Vinh đưa ý kiến đề nghị với vợ :
- Anh cám ơn em đã nhắc nhở. Anh xin lỗi em, trách nhiệm của anh mà anh lại quên biến đi mất. Lần giỗ này mình phải tổ chức trang trọng thêm một chút. Anh đề nghị với em chuẩn bị một số bánh trái và thực phẩm nấu nướng phải theo truyền thống dân tộc Việt Nam. Ông bà mình đâu quen thức ăn Mỹ. Anh sẽ mời một số bạn bè tham dự và nhân cơ hội này để anh được hãnh diện với bạn bè về sự đảm đang và tài nữ công gia chánh của em rất thuần túy quê hương.
Như Hà lườm Vinh :
- Anh nịnh em vừa vừa thôi, có được không ? Em chả có tài cán gì nhưng em có thể làm được như em đã làm trong bao nhiêu năm chung sống với anh. Em sẽ gọi mấy đứa con gái của mình về đây để em chỉ dạy thêm cho chúng nó về cách nấu nướng các món ăn Việt Nam. Anh biết không, cho đến bây giờ chúng nó vẫn chưa thành thạo trong lúc chúng nấu các thức ăn Mỹ thì không chê vào đâu được. Thật là một đại họa. Không thấu suốt thì sau này làm sao chỉ dạy lại con cháu. Không phải cứ nói ở Mỹ là cái gì cũng du di, không cần thiết, không quan trọng, cứ xô bồ xô bộn rồi lãng quên là được hay sao ?! Những nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt Nam đang bị hãm hại, chèn ép có cơ tiêu diệt trên đất nước người. Này, em nói ra không ngoa đâu nhé, anh thử nghĩ xem và chẳng hạn như em biết đãy, chiếc áo dài truyền thống với người đàn bà Việt Nam tạo nét trang trọng lịch sự, vẻ duyên dáng kín đáo, đức tính đảm đang mẫu mực và lòng tự hào sung mãn của một dân tộc có bốn ngàn năm văn hiến, vậy mà anh biết không, nó đang dần dần vắng bóng rất nhiều tại những nơi thờ phượng tôn nghiêm trong các ngày lễ Phật tại chùa, trong các giờ thánh lễ tại giáo đường, để thay thế vào đó là những chiếc váy ngắn cũn cỡn bó sát lên bẹn, phô diễn cặp đùi u thịt no tròn trông thật tội nghiệp, bên cạnh những chiếc áo cánh mỏng hai thân không tay áo, triễn lãm vùng ngực đồ sộ un cao, no tròn béo phệ mang khả năng châm chọc quấy phá tình dục. Họ ăn mặc kiểu đó ở những nơi tôn nghiêm trông thật mất tư cách hết sức, thật vô cùng bỉ ổi nhớp nhúa quá. Có phải văn hóa Việt Nam đang sa lầy tại hải ngoại và chính chúng ta tự hũy diệt nó !!?
Nghe vợ nói, Vinh vỗ tay đánh đét, cười sặc sụa nhìn Như Hà :
- A !!! đúng rồi ! đúng ý anh rồi ! đúng ý anh rồi ! Em có còn cảm thấy nhức đầu nhức óc như em vừa mới than phiền với anh không ? Anh đề tặng riêng em ''Hiền Thê Chi Bảo'' và ''Hiền Mẫu Kính Yêu'' của đàn con thảo. Hiện anh đang đi tìm một số dữ kiện và hình ảnh sống để dựng một vỡ kịch theo ý này. Đột nhiên, em nói lên vài ý anh thấy rất hứng thú trong việc đang làm. Nhất định là em phải giúp một tay với anh nhé. Ô kê chứ ?
Sau bữa cơm tối, Như Hà nói với chồng :
- Anh Vinh, anh góp ý kiến cho em việc này được không ?
Vinh đang ngồi nhâm nhi từng ngụm cà phê nóng hỏi nhanh :
- Việc gì, em nói đi ?
- Em soạn bài học địa lý để tối mai dạy kèm mấy đứa cháu ngoại và mấy đứa con của những người bạn gởi gấm, Nhưng có đoạn em đắn đo suy nghĩ không biết phải soạn như thế nào đây anh Vinh ?
Vinh cười lập lửng :
- Ô hay ! Cái cũng lạ nhỉ ! Trước kia em đã là giáo sư Sử Địa của một trường Trung Học sao lại đi hỏi anh về môn này ? Em vẫn biết anh rất dốt sử địa thỉnh thoảng anh còn phải hỏi em kia mà.
Như Hà ỡm ờ :
- Có là giáo sư Sử Địa cũng chưa biết phải tính sao đây ?!
- Chuyện chi mà ghê gớm thế ?
- Đây này... Bài học địa lý - Việt Nam Hình Thể - Này nhé :'' Nước Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương thuộc vùng Đông Nam Châu Á. Bắc giáp nước Trung Hoa. Nam giáp vịnh Thái Lan. Tây giáp nước Cao Miên và Ai Lao. Đông giáp Thái Bình Dương. Nước Việt Nam hình cong như chữ S chạy dài từ ải Nam Quan đến mủi Cà Mau...(hoặc là )...chạy dài từ cột mốc số không đến mủi Cà Mau...(hoặc là)...chạy dài từ phía nam ải Nam Quan đến mủi Cà Mau ...'' - Đấy, vấn đề quan trọng mà em do dự ! Bây giờ em soạn bài phải theo ý nào đây hả anh Vinh ? Em nghĩ rằng, Ải Nam Quan, vùng đất linh thiêng nơi địa đầu biên giới của non sông đất Việt không còn nữa. Ải Chi Lăng gần đó cũng cùng chung số phận. Thác Bản Giốc, danh lam thắng cảnh Việt Nam không còn nữa. Nhà cửa, ruộng vườn, đất đai của người dân dọc theo biên giới này không còn nữa. Họ phải rời bỏ làng mạc, rời bỏ nơi chôn nhau cắt rún, vĩnh viễn ra đi, chạy tán loạn đến vùng đất khác để tiếp nối đời sống khốn khổ. Người dân đã đói nghèo xơ xác trong cái xã hội chủ nghĩa lạc hậu giờ lại dời cư thêm rách nát tả tơi. Anh Vinh ơi, em phải soạn bài như thế nào cho con cháu chúng ta học mà không mang nỗi ô nhục nghìn đời khó có thể tẩy sạch do thế hệ này gây nên. Em đang phân vân, suy nghĩ để có một hướng nhìn chính đáng. Anh Vinh, anh góp ý với em nhé, có được không ?.
Nghe Như Hà đặt câu hỏi chất vấn, Vinh cảm thấy xốn xang, nhức nhối cho một hiện trạng phải đối mặt có một tầm vóc mà lòng nặng chĩu tủi hổ đầy uất hận. Tủi hổ cho thế hệ này đã không làm tròn trách nhiệm giữ nước, để đất nước này lọt vào tay những tên côn đồ hình người dạ thú và càng uất hận cho lũ ngưu đầu mã diện mang lớp người tự tung tự tác tàn phá hủy diệt tài nguyên quốc gia đến cạn tàu ráo máng, mang dã tâm hèn nhát mãi quốc cầu vinh.!! Những ai đã quá khờ khạo ngu dại, quá hèn nhát nông nỗi, quá đần độn lú lẩn đã trót dại cầm bút ký tên vào hai bản hiệp định dâng đất dâng biển cho lũ bành trướng bá quyền phương Bắc, hãy tự ăn năn sám hối nhận tội trước quốc dân đồng bào, trước hồn thiêng sông núi, anh linh liệt sĩ tiền nhân.
Vinh cương quyết nói với vợ :
- Em cứ soạn bài học Địa lý về Hình thể nước Việt Nam như đã có từ lâu đời để lại
''Nước Việt Nam chạy dài từ ải Nam Quan đến mủi Cà Mau'' , không thêm bớt, không thay đổi, vì chính quyền Cộng sản Hà Nội, vì cái gọi là quốc hội bù nhìn, vì cái đảng Cộng sản Việt Nam của chúng là những cơ cấu bất hợp pháp, không đại diện cho toàn dân. Những quyết định tối hậu và quan trọng đến vận mạng quốc gia dân tộc phải nằm trong tay 84 triệu người dân Việt Nam chứ không phải ở trong một nhóm người vong bản, treo đầu dê bán thịt chó, mang chủ thuyết ngoại lai về tàn phá tơi bời quê Cha đất Tổ. Một vấn đề khác và hẳn nhiên phải có khi chế độ Việt cộng sụp, thì toàn dân Việt Nam không thể để yên cho bọn bá quyền Trung cộng làm chủ phần đất phần biển đã bị chúng cống nạp một cách phi lý, bất hợp pháp. Toàn dân sẽ quyết tâm hoàn thành tái phục hồi sứ mạng gìn giữ toàn vẹn lãnh thổ dù cho phải hy sinh máu đọng thành sông, xương chất thành núi cũng không lùi bước. Anh tin tưởng và nhất định như vậy. Nước Việt Nam muôn muôn đời vẫn trải dài từ ải Nam Quan đến mủi Cà Mau, chứ không phải từ cột mốc số không số khiết gì cả. Anh chắc chắn em đồng quan điểm với anh, phải không em ?
- Ý kiến của anh giúp cho em vững vàng niềm tin. Em sẽ soạn bài theo hướng anh nói. Có một điều em nghĩ rằng trên khắp thế giới nếu nơi nào có người Việt tỵ nạn thì trong các trường lớp học Việt ngữ cũng sẽ không thay đổi bài học địa lý như em đang soạn. Riêng tại quốc nội các thầy cô nhất định phải tuân theo Bộ Giáo Dục. Phần em mấy tháng nay em đã thay đổi phương pháp dạy kèm tiếng Việt. Em không dạy nhiều môn như trước mà chỉ chọn ba môn Công dân Giáo dục và Sử Địa. Mỗi môn học em soạn những
bài học ngắn vừa dùng làm bài Tập Đọc, vừa dùng làm bài Học Thuộc Lòng, sau đó sẽ viết Chính Tả. Mỗi bài học hoàn tất nhuần nhuyễn qua ba phần đó chúng nó sẽ thuộc làu và nhớ mãi nội dung. Anh Vinh, anh thấy sự chọn lựa cách kèm Việt ngữ của em có đạt kết quả tốt không anh ?
Vấn đề Như Hà đặt ra mà thời gian gần đây nàng đã phải hy sinh dành nhiều thì giờ dạy kèm tiếng Việt cho con cháu là một sự kiện trọng đại đối với người dân sống xa đất Mẹ Việt Nam. Việc này đã khiến cho Vinh có những suy nghĩ từ lâu. Với thế hệ thứ nhất đang sống trên đất nước người thì ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn, sung mãn nhưng rồi nó sẽ không tồn tại toàn hảo được bao lâu khi mà mỗi người đang ở tuổi xế bóng. Với thế hệ thứ hai con cái của chúng ta được lớn lên ở hải ngoại hoặc được sinh ra ở xứ người thì ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam đã có phần sút giảm nhiều trong đời sống.Chúng đã bắt đầu sử dụng tiếng Việt thiếu sự chính xác, nói năng tiếng Việt trong lo sợ, ngọng nghịu, ngập ngừng, không hồn nhiên và rất nhiều pha trộn, tỏ lộ sự mất mát ngôn ngữ Việt Nam một cách trầm trọng. Đến thế hệ thứ ba,thứ tư kế tiếp cháu chắt của chúng ta thì tiếng mẹ đẻ và nếp sống văn hóa Việt Nam sẽ có cơ hội mất hẳn trong cộng đồng người Việt hải ngoại nếu không có sự quan tâm lo lắng từ đầu, thì có thể sẽ bị đồng hóa với người bản xứ. Ngôn ngữ là phương tiện cốt yếu để diễn đạt, gìn giữ bảo tồn và phát triễn văn hóa của mỗi dân tộc.Những phong tục, tập quán, nếp sống tốt đẹp của người Việt chúng ta có được con cháu lĩnh hội và ứng dụng đầy đủ trong đời sống của chúng trên xứ người trong mai hậu !? Văn học nghệ thuật hôm nay chúng ta sáng tạo có được con cháu đọc, sử dụng đến và bảo tồn không ? Có một điều mà Vinh luôn luôn ưu tư lẫn lo sợ là rất có thể mình đã và đang mất dần con cháu của mình một cách tự nhiên mà mình không hề hay biết !!! Nếu chúng ta quan tâm nhiều trong việc mưu sinh hoặc xao lãng trau dồi dạy dỗ tiếng Việt cho con cháu thì việc mất dần con cháu là một tất nhiên phải xảy ra. Mặc dầu ngày hôm nay chúng ta rất hãnh diện và tự hào con cháu chúng ta đã và đang thành công trong nhiều lãnh vực trên xứ người, khiến cho người bản xứ phải nễ phục. Tuy nhiên, phải thực tình mà nói cậu Henry Phan, cô Helen Trần có nói, đọc, viết, nghe và hiểu hoàn hảo tiếng Việt không ? Có còn là người Việt Nam một trăm phần trăm không !!??...
Vinh nói với vợ :
- Em thích hỏi anh những gì không phải sở trường của anh. Anh là dân nhà binh như em đã biết đó thì đâu có rành về sư phạm giảng dạy đâu. Tuy nhiên cũng để trả lời theo ý anh thì đối với việc em kèm cho con cháu học đọc, viết, nói, nghe và hiểu rành rẽ tiếng Việt theo ba môn mà em đang ứng dụng là hợp tình hợp lý. Trong cách giảng dạy của em ngoài việc thông thạo tiếng mẹ đẻ còn giúp cho chúng hiểu biết thêm nhiều về bổn phận và trách nhiệm người con trong gia đình, ở học đường, và người công dân trong xã hội. Đồng thời hiểu biết căn bản về nguồn gốc và lịch sử hào hùng dân tộc Việt Nam, thông suốt địa hình địa vật đất nước quê hương. Điều cốt yếu em phải nghiêm cấm triệt để chúng nó không được nói tiếng Anh tại nhà cũng như khi tiếp xúc với người Việt Nam, luôn luôn phải nói tiếng Việt và không được nói pha trộn vừa Anh vừa Việt. Em đạt sự thành công trong cách dạy kèm này thì chúng ta sẽ không mất dần và bỏ quên con cháu mình. Được vậy thì ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam có thể còn tồn tại trong đời sống của các thế hệ kế tiếp trên đất nước người. Em có đồng ý với anh không ? Nếu em đồng ý thì phải thưởng cho anh chứ ? Bao nhiêu là ý kiến đóng góp cho em.
Như Hà nhìn Vinh cười thật tươi trong sự yêu thương trìu mến :
- Anh thật là lắm chuyện lắm đó anh Vinh. Anh nghe em bảo, anh đi thay quần áo và chờ em một chút nhé.
- Để làm gì hả em ?
- Em bảo thì anh phải làm theo em. Anh không có quyền thắc mắc.
Dứt lời, Như Hà đi nhanh vào phòng ngủ, để lại Vinh trong sự ngơ ngác, thắc mắc không biết bà xã sắp phải thưởng cho mình cái gì đây..?
Florida 1999

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét