Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010

MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR 2011


HAPPY NEW YEAR 2011

Những Cánh Hoa Hồng Trong Đêm Giáng Sinh

Tuyết đang rơi. Hồng Thủy đang ngồi ở khoảng sân sau nhà, em thấy lạnh hơn. Hồng Thủy không mang giày ống cao. Em không thích, mà em cũng chẳng có đôi nào. Chiếc áo khoác mỏng tanh không đủ giữ ấm cho Hồng Thủy. Em lạnh lắm.
Tuyết vẫn không ngừng rơi. Hơn một giờ trôi qua, em nghĩ mãi chưa ra món quà Giáng sinh tặng mẹ. “Ôi, thật là chán. Giờ đây nếu có nghĩ ra mua gì thì mình cũng đâu có tiền mà mua.” Em lắc đầu, mặt buồn rười rượi.
Đã ba năm kể từ khi bố qua đời. Ba năm qua, cả nhà năm miệng ăn đánh vật từng ngày với cuộc sống. Không phải vì mẹ không quan tâm, mà chỉ vì không biết bao nhiêu mới đủ. Mẹ làm cả ca đêm ở bệnh viện, nhưng đồng lương nhỏ bé cũng chỉ đủ chống chọi qua ngày.
Càng thiếu tiền và những thứ khác, cả nhà càng thương yêu và bảo bọc nhau hơn. Cùng với anh chị và một đứa em, Hồng Thùy đảm trách mọi việc nhà khi mẹ vắng. Ba chị em gái của em đã chuẩn bị những món quà Giáng sinh rất dễ thương cho mẹ rồi. Còn Hồng Thủy thì vẫn tay trắng, dù bây giờ đã là đêm Giáng sinh.
Lau vội dòng nước mắt, em đá chân vào tuyết và đi xuống phố, nơi các cửa hiệu đang lấp lánh ánh đèn màu và nhộn nhịp tiếng nhạc Giáng sinh. Một cô bé mười sáu tuổi mồ côi cha, sao giờ đây em thấy rất cần một người để chuyện trò. Nhưng sao khó quá !
Hồng Thủy đi dọc theo các cửa hiệu, nhìn đăm đắm vào những tủ kính được trang trí thật lộng lẫy. Mọi thứ sao mà đẹp đến thế, mà cũng xa tầm tay đến thế! Trời tối dần. Hồng Thủy đành phải quay về nhà. Bỗng mắt nàng bắt gặp một tia sáng nhỏ từ phía chân tường. Hồng Thủy cúi xuống và phát hiện ra đó là một đồng tiền sáng chói.
Giây phút đó, Hồng Thủy như thấy mình là kẻ giàu có hạnh phúc nhất thế gian. Một làn hơi ấm chạy dọc cơ thể. Hồng Thủy chạy nhanh về phía cửa hiệu đầu tiên vừa nhìn thấy lúc nảy. Nhưng rồi lòng phấn khích bỗng tan thành mây khói khi người chủ hiệu bảo rằng sẽ chẳng mua được thứ gì với đồng tiền này.
Hồng Thủy trông thấy một hàng hoa và quyết định bước vào trong chờ tới lượt mình.
“Gì vậy cháu?”, người bán hoa hỏi.
Hồng Thủy chìa đồng xu ra và nói rằng liệu tôi có thể mua một bông hoa làm quà Giáng sinh cho mẹ không ?
Người bán hoa nhìn vào đồng 10 xu. Đặt tay lên vai cô bé, ông trả lời: “Hãy đợi ở đây. Để chú xem chú có thể giúp cháu được gì nhé!”.
Đứng đợi, Hồng Thủy nhìn những bông hoa đầy màu sắc xung quanh. Dù là một cô bé vừa lớn nhưng Hồng Thủy có thể tưởng tượng được rằng mẹ và các chị em gái mình yêu những bông hoa như thế nào.
Tiếng cánh cửa đóng lại của người khách cuối cùng đưa Hồng Thủy trở về với hiện tại. Chỉ còn một mình trong cửa hiệu, em cảm thấy cô đơn và hơi chút lo sợ.
Bỗng người bán hoa xuất hiện, đi tới quầy. Ông lấy lên mười hai bông hồng đỏ thắm, với những cành lá xanh điểm xuyết những chấm hoa trắng li ti, được bó lại với một chiếc nơ bạc thật xinh. Tim Hồng Thủy như lặng đi khi người chủ hiệu đặt bó hoa vào một chiếc hộp màu trắng trong.
“Đây, của cháu đây. Tất cả là 10 xu.” Ông nói rồi chìa tay ra. Hồng Thủy đưa đồng xu một cách rụt rè. Ôi, không biết mình có nằm mơ không đây? Ai lại bán cả một bó hoa tuyệt đẹp thế kia với chỉ 10 xu cơ chứ! Dường như cảm nhận được vẻ lưỡng lự của cô bé, người chủ hàng hoa nói: “Chú đang bán giảm giá mười hai bông 10 xu, cháu có thích chúng không nào?”.
Nghe vậy, Hồng Thủy không còn ngần ngại nữa. Khi chạm tay vào chiếc hộp dài xinh xắn, cô bè mới tin rằng đó là sự thật. Bước ra khỏi hàng hoa, cô bé còn nghe giọng người bán hoa gọi với theo, “Giáng sinh vui vẻ nhé, con gái !”.
Người bán hoa quay vào, cùng lúc vợ ông đi ra. “Chuyện gì vậy anh?”
Nhìn ra ngoài cửa sổ, cố ngăn dòng nước mắt, ông nói: “Một điều kỳ lạ vừa mới xảy ra sáng nay. Em biết không, trong lúc anh sửa soạn mở hàng, anh nghe một giọng nói bảo rằng hãy dành ra một tá hoa hồng để làm một món quà đặc biệt. Rồi mải mê với công việc anh cũng không nhớ tới điều ấy cho lắm; nhưng vừa rồi không biết sao anh lại để mười hai bông hoa sang một bên. Chỉ một vài phút sau, một cô bé gái xinh xắn bước vào và hỏi mua một bông hoa tặng mẹ chỉ với một đồng mười xu. Anh bỗng nhớ lại…..
Đã lâu lắm, khi ấy anh là một thằng bé rất nghèo, không có lấy một đồng mua quà Giáng sinh cho mẹ. Đêm Giáng sinh năm ấy, khi đang lang thang một mình trên đường, anh gặp một người đàn ông xa lạ. Ông ấy ngỏ lời cho anh mười đôla. Đêm nay, khi gặp cô bé này, anh đã biết giọng nói ban sáng là của ai. Và anh đã để lại mười hai bông hoa đẹp nhất.”
Hai người ôm nhau thật lâu. Rồi họ bước ra khỏi nhà trong cái giá rét đêm Giáng sinh. Trời lạnh lắm, nhưng trong lòng họ ấm áp hơn bao giờ.
Nguyễn Thế Hoàng
*****************************************
Chúa ơi, Một mùa Giáng Sinh lại về với vạn vật đất trời, một mùa để “cho” và “nhận”. Xin cho con nghe được tiếng Chúa nói trong tâm hồn như người đàn ông bán hoa trong câu chuyện trên để con biết Chúa Hài Đồng Giêsu đang thực sự cần những món quà gì. Xin cho con biết trao tặng những món quà ý nghĩa trong mùa Giáng Sinh này mà không tính toán thiệt hơn, và cho những nơi mà con không mong được nhận lãnh lại. Amen!







Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

Đọc "CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG của Nhà Văn Nguyễn Thế Hoàng

Hôm nay, ngày 9 tháng mười hai, năm 2010
http://www.hvhnvtd.com/

ĐỌC “CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG” CỦA NGUYỄN THẾ HOÀNG
Đinh Lâm Thanh


ĐỌC 'CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG' CỦA NGUYỄN THẾ HOÀNG
* ĐINH LÂM THANH *



Trước đây tôi có dịp may đọc vài truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thế Hoàng, trong số nầy, chuyện ‘Như Hạt Bụi Đời’ đã để lại nhiều ấn tượng cho tôi khi ông viết về nỗi cay đắng của những người vợ các chiến sĩ QLVNCH phải gánh chịu trong thời gian chồng đi tù dưới chế độ cộng sản. Chuyện nầy ông trình bày trong khoảng 40 trang sách. Vai chính là người vợ của một sĩ quan của QLVNCH đang bị tù cộng sản, bà vợ ở nhà đã kiệt sức vì đời sống kinh tế khó khăn nên đã rơi vào tay một tay tên cộng sản và rồi công khai trở thành vợ một của tên cán bộ nầy. Đọc đến đây, tự nhiên tôi thấy tâm hồn chùng xuống, tinh thần hụt hẫng và lòng quặn đau trước hình ảnh một người vợ sĩ quan VNCH, trong một bước cùng nào đó, đã tự nguyện ngã vào tay của một kẻ thù không đợi trời chung.


Tôi ngưng nữa chừng, không dám xem tiếp câu chuyện của Thoa, người vợ sĩ quan với một tên cộng sản gộc…Tác giả đã diễn tả tâm trạng của Thoa như sau : Tình cảm con người thường bị chi phối và biến chuyển trong tầm mức suy diễn. Thực tế và mơ mộng cuốn hút nhau, quấn quýt rồi quật ngã trong những lúc mềm lòng yếu đuối. Hai mươi ngày vắng Tạo (cán bộ cộng sản), Thoa cảm thấy bồn chồn mong nhớ. Tình cảm manh nha đang như có những lối rẽ. Thời gian như phương tiện huyền diệu đủ phân tích lý lẽ đẻ đắn đo cân nhắc theo đòi hỏi nhu cầu cuộc sống dần dần nghiêng ngả về thực tế. Mà cuộc sống bây giờ là cơm, áo, gạo, tiền..

Đúng ra, nhà văn Nguyễn Thế Hoàng có lý khi bào chữa cho hoàn cảnh của Thoa lúc bấy giờ, nhưng riêng tôi, thì khó chấp nhận một sự đổi chiều tình cảm và phản bội chồng một cách dễ dàng để chấp nhận sống chung với tên cộng sản không đội trời chung…nếu đem trường hợp nầy đối chiếu với phong tục, đạo đức và lễ giáo của người đàn bà Việt Nam. Nhưng tôi đã lầm sau khi đọc xong cốt truyện, tác giả dụng ý đưa ra những lỗi lầm của người đàn bà Việt Nam, vợ một sĩ quan đi tù cộng sản không ngoài mục đích để đề cập đến hai vấn đề khác.

Đó là chủ trương của đảng cộng sản nhằm phá hoại gia phong, tình cảm và gia đình sĩ quan chế độ cũ. Chúng nhắm vào những người vợ cô đơn bất hạnh trong lúc chồng thuộc thành phần quân-cán-chính VNCH đang bị chúng lùa vào vòng tù tội (xin ghi nhận lời thú tội của Tạo, tên cán bộ cộng sản đã chứng minh chủ trương khốn nạn của cộng sản Hà Nội qua câu nói với Thoa : Anh chiếm đoạt được em hôm nay nghĩa là anh hoàn thành nhiệm vụ….).

Hơn nữa, đây cũng là thông điệp mà tác giả muốn gởi đến toàn thể dân chúng miền Bắc, nhất là tập đoàn cai trị để chúng thấy được tính nhân bản, tình người, sự hiểu biết, trình độ văn hóa và tinh thần vị tha của người sĩ quan QLVNCH là thế nào qua thái độ của Định, người chồng ra tù trở về đoàn tụ với gia đình, đã sẵn sàng tha thứ mặc dù vợ đã vi phạm một lỗi lầm lớn. (Lời của Định nói với vợ ngay trong giây phút tái ngộ : Do hoàn cảnh ngoài ý muốn, anh không buộc em điều đó. Điều mong muốn của chúng ta nhờ ơn Trên phù hộ chúng ta vẫn còn sống sót để có ngày gặp nhau hôm nay…)

Có phải đây là thông điệp của tác giả muốn nhấn mạnh đến tinh thần vị tha của những chiến sĩ VNCH trước những cảnh đau lòng mà chính vợ con họ đã vấp phải và biết hối cải ăn năn để làm bài học cho bọn cộng sản vô gia đình ? Theo tôi, đây là một lối dựng truyện có sáng tạo, có đích, có hồn, là hình thức tuyên truyền chống chế độ cộng sản đồng thời nêu cao tinh thần của người lính Miền Nam. Một lối tuyên truyền rất hữu hiệu, không cần kèn không cần trống nhưng sẽ âm thầm ảnh hưởng vào tâm trí đối với những ai còn một chút lương tri hiện đang sống dưới chế độ cộng sản.

Từ sau ngày đọc Như Hạt Bụi Đời, tôi ao ước có dịp để học hỏi thêm ở Nguyễn Thế Hoàng lối dựng chuyện, đồng thời theo chân ông dùng văn chương làm phương tiện truyền thông để góp phần đối đầu với âm mưu văn hóa vận của cộng sản.

Đến hôm nay, tôi có được ấn phẩm đầu tay của Nguyễn Thế Hoàng, do chính ông xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2007. Sách gồm 16 tiết mục, lấy những dữ kiện của chính cá nhân, gia đình hay bạn bè để viết ra dưới nhiều dạng từ truyện ngắn, bút ký, tạp ghi và kịch ngắn. Sách trình bày trong 345 trang với tựa đề ‘Chặng Đường Quê Hương’. Tôi dành thời gian khá dài để đọc hết tác phẩm nầy và hai truyện đầu trong tác phẩm đã gây nhiều ấn tượng trong tôi :

Mở đầu tuyển tập là truyện Chặng Đường Quê Hương, trong đó, vai chính có thể là tác giả, ông kể lại một chuyến trở về thăm làng cũ sau mười ba năm sống nơi đất khách quê người. Trở lại quê hương không đua đòi theo kiểu áo gấm về làng hay đi tìm của lạ và trả thù đời. Ông không thuê xe hơi để bóp còi inh ỏi ngay từ lúc vào làng, cũng không trưởng giả, dán thông cáo ‘Giờ trưa Việt kiều không tiếp khách’ trước cổng để cấm cửa bà con xa gần là không được quấy rầy giấc ngủ trưa ! Bước chân xuống máy bay, ông khép mình giản dị như một người dân quê địa phương và đi tìm gia đình người thân ở Láng Don, một ngôi làng hẻo lánh cách xa thị xã Phan Rang trên năm cây số. Ở đó, ông chia sẻ với gia đình người chị cùng xóm làng trong tình thân ruột thịt của người đồng hương, không màu mè, không khoe khoang, không dỗm đời của kẻ mới có tiền bắt chước học thói làm sang…
Ngoài hai truyện như đã trình bày ở trên, còn lại, ông thường mượn hình ảnh người đàn bà và bối cảnh xã hội Việt Nam sau ngày mất nước cũng như những gia đình may mắn ra đi để làm đề tài cho nội dung tập truyện. Tôi nghĩ rằng đây là chủ ý của ông để vinh danh người đàn bà Việt đồng thời nói lên thân phận con người trước và sau khi cộng sản chiếm xong miền Nam…cũng như những gia đình đã may mắn ra được nước ngoài nhưng lòng vẫn khắc khoải nhớ về quê hương.
Tác giả đưa ra nhiều khuôn mặt của hai thành phần đàn bà Nam và Bắc (Vợ sĩ quan QLVNCH và nữ cán bộ cộng sản vào chiếm miền Nam) để trình bày cùng độc giả qua các truyện, vài ví dụ điển hình :

- Con Đường Phía Trước : Trong 25 trang giấy, tác giả nêu lên trách nhiệm làm vợ làm mẹ thật hoàn hảo của một người vợ Quân-Cán-Chính thuộc chế độ cũ nuôi con trong lúc người chồng là sĩ quan Cảnh sát không có ngày về sau khi bị còng tay vào nhà tù cộng sản. Người vợ của các chiến sĩ VNCH một lòng chung thủy, vượt qua bao nhiêu sóng gíó và chờ đợi… Đây là gương sáng của người đàn bà Miền Nam, có học, có giáo dục gia đình cần phải vinh danh cho các thế hệ con cháu mai sau noi theo.

- Chị Út Quắn : Một thường dân nghèo nàn vô tội, không liên hệ gì với chế độ cũ, nhưng chỉ vì một miếng đất hương hỏa mà đảng cộng sản vẫn không bỏ sót. Chúng ngang nhiên buộc tội nạn nhân để cướp đất rồi tống đi vùng kinh tế. Đây là một trong hàng triệu trường hợp tương tự, cộng sản cướp của từ Nam ra Bắc và bất chấp khiếu nại của nạn nhân.
- Đổi Đời : Chuyện một nữ cán bộ cộng sản, sau 1975 đã tận tình vơ vét tìền của người dân và tài sản của Miền Nam. Trở thành tỷ phú thì kiếm đường chạy ra nước ngoài để theo phồng vinh giả tạo và kiếm những tên đầu trộm đuôi cướp ngày trước nhằm tìm nơi nương tựa cho tấm thân già.
Ngoài ra, một số truyện khác, ở trong đó, tác giả muốn gởi đến độc giả tình cảm của những người bỏ nước ra cũng như những người định cư nước ngoài qua các truyện :

- Vui buồn trong chuyến đi : Tác giả gởi đến độc giả hoạt cảnh nôn nóng của những người từ địa ngục sắp lên thiên đường ở tại khu công viện đối diện sở Ngoại Vụ Sàigòn còn gọi là ‘trung tân trao đổi tin tức’. Nơi đây tập trung những người đến để làm thủ tục xuất ngoại với những cảnh đau lòng cũng như cười ra nước mắt. Cám ơn tác giả đã cho chúng ta hiểu được phần nào tâm trạng và hoàn cảnh của những người sẽ được xuất ngoại công khai, từ đây độc giả có thể cảm thông với những người bạn cùng cảnh ngộ, nhất là đối với anh em HO của chúng ta.

- Bữa Cơm Chiều Cuối Năm : Một vài nét để cho những người nước ngoài cũng như giới trẻ hải ngoại hiểu được thế nào về ba chữ kinh tế mới. Đây là một âm mưu bóc lột, chiếm nhà đất rồi xua đuổi thành phần Quân-Cán-Chánh trước kia đi đến những vùng khỉ ho cò gáy, sống chết bỏ mặc, miễn là chúng chiếm được nhà đất, của cải của những gia đình có liên hệ với chế độ cũ. Các hoạt cảnh cũng chứng minh cho thề giới hay rằng, âm mưu kinh tế mới là một hình thức đem con bỏ chợ, đọa đày nhằm trả thù thành phần thuộc VNCH của bọn cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Và cuối cùng tác giả không quên ghi tâm tư của những người đã sống ở Mỹ nhưng vẫn luôn nhớ đến VN qua các truyện Mùa Xuân Trong Trái Tim, Quê Hương Thương Nhớ, Một Thoáng Hương Xưa và v.v…. Đặc biệt, để chấm dứt tuyển tập, ông Nguyễn Thế Hoàng gởi đến độc giả một vở kịch thơ ngắn với tựa đề : Cộng Sản Đổ Rồi Bà Con Ơi !

Tóm lại lời văn Nguyễn Thế Hoàng trong sáng, chân thật và bình dị. Những yếu tố nầy giúp độc giả dễ cảm thông khi đọc văn của ông. Nhưng ông không phải là một người thợ, chỉ có sở trường sắp chữ để trở thành nhà văn, mà tất cả cố gắng của ông đều được cân nhắc, lựa chọn, gột rửa để diễn tả từ sự việc cho đến ý nghĩ, không ngoài mục đích gởi đến bạn đọc những suy tư thầm kín và một lý tưởng sắt đá của một cựu sĩ quan QLVNCH sau mười năm nín thở qua sông trong các trại tù của Việt cộng.

Có thể nói rằng tất cả người Việt đều mang sẵn nguồn văn thơ từ trong máu huyết. Một lúc nào đó hoặc một động lực nào đó sẽ tạo cơ hội cho cảm hứng chín mùi rồi tự nhiên biến thành thơ văn, do đó, chúng ta thường thấy đa số người Việt hải ngoại đều trở thành những văn nghệ sĩ. Nhưng muốn tránh trở thành thợ ghép vần hoặc sắp chữ thì Thơ phải sâu sắc và có hồn. Văn phải có chiều sâu và sáng tạo… Như vậy, theo tôi, trong số những người thành công trên văn đàn hải ngoại, độc giả thấy có tên ông Nguyễn Thế Hoàng.-
Đinh Lâm Thanh
(Paris, Mùa Noël 2010)


·

Giới Thiệu Sách "CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG"

Ngày 6 tháng 6 năm 2008
www.viet.no

Giới Thiệu Sách : CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG
của Nhà Văn Nguyễn Thế Hoàng


Tuyển tập CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG
Written by : Nguyễn Minh Tuấn
(giới thiệu)



Hai lần đổi máy bay, khởi hành vào sáng sớm và khi đến nơi cũng là lúc buổi sáng của ngày hôm sau. Chưa đi mới chỉ nghĩ đến, nào ngồi chờ boarding
, transit, rồi chờ nhiều giờ đồng hồ kẹp mình giữa hành khách lạ trên máy bay, múi giờ khác biệt..v..v.. đã thấy uể oải. Tôi chuẩn bị hành lý cho một chuyến đi xa, tự tìm cho mình một cuốn sách để mang theo. Bất kỳ một chuyến du hành nào, với tôi, cuốn sách là một bạn đường không thể thiếu vắng. Tôi lại có thói quen đọc truyện vừa suy diễn và gieo mình vào vai trò của từng nhân vật, ngay cả ngồi vào vị trí của tác giả (leser-forfatteren) để suy nghĩ về tình tiết của câu chuyện mà phán đoán sự kết thúc riêng cho mình trước khi đọc xong đoạn truyện. Giữa tôi và sách có một cuộc đối thoại ngầm, như thể chuyến đi của tôi không cảm thấy cô đơn nữa.

Tôi đã chọn cuốn “Chặng Đường Quê Hương” của Nhà Văn Nguyễn Thế Hoàng làm bạn đường, lý do cũng khá đặc biệt là vì cách đây 25 năm, lần đầu tôi đến xứ Phù Tang và nay lại có dịp trở lại. Chuyến đi lần trước, ở thời điểm đó Việt Nam còn khép kín. Ngày trở về chỉ là hoang tưởng đối với người tỵ nạn cộng sản như tôi.Trong chặng đường đến một quốc gia mà vị trí tương đối gần quê hương mình, tôi cho đó là điều may mắn, vã lại nếp sống và con người xứ Phù Tang dù sao cũng hao hao như dân mình, gần gũi hơn đời sống bên Châu Âu mà nhiều năm trời sống vẫn còn xa lạ. Chuyến đi đó gây cho tôi một cảm xúc như đang trở lại cuộc sống của thời gian trước 75, gặp lại bạn bè xưa…Sự háo hức làm tôi rưng rưng nước mắt khi nghe thông báo máy bay đang lượn trên vòm trời xứ Anh Đào và chuẩn bị hạ cánh xuống phi trường Narita.

Tôi nghĩ lúc ấy giả như máy bay đang lượn trên mảnh đất nhọc nhằn Việt Nam, tôi chắc sẽ òa khóc thật to. Tôi cũng đã tưởng tượng cảnh máy bay đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, việc đầu tiên là bắt chước các nhân vật lãnh tụ cúi mình xuống hôn đất, rồi giơ tay mở rộng lồng ngực để hít đầy không khí quê nhà. Thậm chí, khi ở nước ngoài, mang thân phận kẻ tỵ nạn, chúng tôi hay mơ tưởng có một vị thần nào đó mang đến cho mình một chai lọ chứa đầy không khí quê hương, để mỗi lần nhớ đến thì chỉ việc mở nắp mà hít thở. Quê Hương là lẽ sống thiêng liêng của chúng tôi đến thế.

Chuyến đi xa lần này tôi nghĩ “CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG” một tuyển tập truyện ngắn của Nhà Văn Nguyễn Thế Hoàng vừa gởi tặng, ít nhất đã gợi đúng tâm trạng của tôi đã từng một lần tưởng mình về lại Quê Hương và nay có thể nhờ những câu truyện này dẫn dắt mình về Đất Nước mà đã trên 30 năm tôi chưa một lần trở lại.

Tôi có thói quen tưởng tượng mỗi khi đọc truyện, cứ ngỡ mình đang ở vai trò của nhân vật, như chỉ ở mỗi việc qua xứ Anh Đào không thôi mà tôi đã rộn ràng như đang đặt chân về lại Quê Hương yêu dấu. Khi viết điều này tôi chợt nhớ lại lúc còn trẻ, mỗi lần đọc truyện hay coi phim, tôi chính là những nhân vật trong truyện, mà tất nhiên phải là những vai anh hùng khí phách hay làm chuyện nghĩa hiệp. Riêng về phái nữ thì tôi trộm nghĩ nếu cũng say mê dòng tưởng tượng như tôi, thì họ sẽ chọn thủ những vai giai nhân tuyệt trần, được anh hùng nghĩa hiệp nào đó liều chết cứu mình…Sau này khi đọc truyện cho con cái tôi lại thích đổi tên nhân vật, thường là tên con mình, nơi chốn và các nhân vật gia đình được đổi theo các tên bố mẹ, anh chị em, và địa danh quanh quẩn nơi chúng tôi ở…để con cái cứ ngỡ truyện viết đó nhắm về mình. Truyện đọc như thế sẽ gieo vào tâm hồn chúng những thông điệp của tác giả gửi gấm một cách trực tiếp. Việc tốt hơn nữa là chúng say mê đọc sách, là kết quả dễ hiểu.

Trở lại tuyển tập “CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG” của Nhà Văn Nguyễn Thế Hoàng, lối viết của tác giả đơn giản, trong sáng, mạch lạc và sâu sắc, như có sao viết vậy, không gò bó gượng ép, do đó đã giúp tôi đọc ít phải suy nghĩ. Chính đó là một ưu điểm mà người cầm viết cần phải có. Đồng thời chính sự phân tích tâm lý độc giả (psykoanalytisk)rất cẩn thận của tác giả Nguyễn Thế Hoàng, gạt bỏ cái vai trò riêng (Jeg-forfatteren) để độc giả cảm thấy như liên hệ đến chính mình. Văn thể, tác giả, và bố cục là nguyên tắc cơ bản để truyền đạt những ý tưởng, xem ra có vẻ tầm thường nhưng chính nó lại là điều thử thách rất lớn đối với người cầm bút. Nếu lấy sự yêu thích của độc giả làm thước đo tác phẩm của mình, được thế thì coi như tác giả đã thành công rồi. Khoảng cách đó coi vậy rất xa, không dễ ai cũng đạt được. Thế nhưng, CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG của Nhà Văn Nguyễn Thế Hoàng đã đạt được điểm son đáng khích lệ.

Cái nhân vật của tôi (biografier) bị quên lãng nhưng không vì thế mà tình tiết câu chuyện giảm sức lôi cuốn, mà còn gây rất nhiều ấn tượng (vekselvirkkning). Truyện ông viết có thể là những đề tài quen thuộc, thường mang “happy ending” ở phần kết, lại nỗi bật tính “văn dĩ tải đạo”, do đó, càng tăng cao giá trị tác phẩm của ông thật vững vàng. Những câu chuyện của Nhà Văn Nguyễn Thế Hoàng , tôi đoán chừng đã kể bằng máu và nước mắt về những điều trải qua như chính tên tuyển tâp của ông đã đặt.

“CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG”của tác giả Nguyễn Thế Hoàng là những sao chép suốt quãng đường niên thiếu lớn trong binh biến, xảy ra biến cố 30 tháng tư năm 1975 ở vào lớp tuổi trung niên, chứng kiến và cũng là nạn nhân trong lao tù bạo tàn Việt Cộng. Những hoài bão dang dỡ đang là những thao thức của một người xa xứ như Ông đã không cho phép Ông khoanh tay ngồi yên hưởng thụ.

Tấm lòng trăn trở đó khiến ông dùng ngòi bút của mình để viết về Chặng Đường Quê Hương của mọi tầng lớp con người, viết thay cho những nạn nhân của chế độ cộng sản bạo tàn, dối trá và ngòi bút của ông gởi gắm một thông điệp nhân bản, vị tha nhằm xây dựng một nước Việt Nam thịnh vượng mang lại đời sống hạnh phúc ấm no cho người dâm. Nhà Văn Nguyễn Thế Hoàng đã thành công trên văn đàn hải ngoại qua tác phẩm CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG.

Xin trang trọng được giới thiệu đến quý độc giả một cuốn sách hay, và giá trị trong kho tàng văn chương Việt Nam hải ngoại.-

NGUYỄN MINH TUẤN
http://www.viet.no/ (Na-Uy)

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

MÌNH ƠI..!


MÌNH ƠI !

Nguyễn Thế Hoàng

Mình ơi ! gọi mãi tiếng Mình yêu !

Vằng vặc năm canh, sáng đến chiều

Tiếng gọi cuốn mây trời viễn xứ...

Mình ơi ! Mình hởi ! nhớ Mình nhiều !

*

Chỉ một tiếng Mình yêu quá thôi !

Không gì sánh nỗi tiếng Mình ơi !

Càn khôn hùng vĩ bao la đấy

Chưa thể ví bằng tiếng ‘’Mình ơi’’

*

Chỉ một tiếng Mình thương quá thương !

Mịn màng như gió thoảng làn hương

Như mây bàng bạc hồn nhung nhớ

Như nắng Xuân hồng tình vấn vương !

*

Có phải em là nửa của anh ?

Tình yêu đơm nở tơ duyên lành

Qua bao năm tháng đời trôi giạt

Tình ngất ngây tình sáng long lanh

*

Có đúng anh là nửa của em ?

Tim xôn xao sóng mắt môi mềm

Nửa hồn anh chết từ em đó

Ngây ngất hồn mơ suối tóc huyền !

*

Hai nửa chúng mình chỉ một thôi

Yêu thương khắn khít chẳng xa rời

Thủy chung như nghĩa tình non nước

Nước trở về nguồn ra biển khơi…

*

Mình ơi ! yêu quá tiếng Mình ơi !

Nghe con tim réo gọi đón mời

Đôi nửa tâm hồn chung tiếng gọi

Mình ơi ! trao trọn hết – Mình ơi !

Nguyễn Thế Hoàng





Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2010

RU ANH


RU ANH

Ru Anh giấc ngủ nồng say
Hương tình say đắm ngất ngây sao trời
Ru Anh nồng cháy bờ môi
Cho Anh chất ngất mộng đời ngát hương
Ru Anh giữa những đêm buồn
Lời ca trầm bỗng mình đồng cho nhau
Ru Anh câu hát tình sầu
Ngọt ngào kỷ niệm dàu dàu nhớ thương

Ru Anh nỗi nhớ miên trường
Gió lay mặc gió kiên cường sắt son
Ru Anh trăng khuyết lại tròn
Động đào mở ngõ tình nồng xe duyên
Ru Anh nỗi nhớ triền miên
Trăm nghìn cơn sóng xô miền ái ân
Ru Anh tay khát khao gần
Vuốt ve âu yếm những lần ước mong
Xác hồn trao trọn đêm nồng
Anh say ân ái trong vòng tay Em..!

Nguyễn Thế Hoàng



VINH DANH NGÀY TRUYỀN THỐNG CẢNH SÁT QUỐC GIA




Vinh Danh
Ngày truyền thống cảnh sát quốc gia
Trong niềm hãnh diện tự hào cho màu cờ sắc áo

Nguyễn Thế Hoàng


Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa (LL/CSQG/VNCH) được phôi thai và trưởng thành qua hai chế độ Việt Nam Cộng Hòa miền Nam Việt Nam trong sứ mạng thật cao cả và hào hùng : trừ gian diệt bạo, bảo quốc an dân.
Trở về thời gian trước, sau khi quân đội Nhật thất trận kết thúc chiến tranh thứ hai, quân Pháp phải nhường chính trường Việt Nam cho Việt Minh thao túng dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh, một cán bộ tay sai quốc tế Cộng Sản . Sau năm 1945 khi quân đội Pháp được quân Anh đưa trở lại Đông dương, đổ bộ lên Bắc việt thêm lần nữa, họ đã lập ra chính quyền ở ba miền Bắc Trung Nam thì trong thời gian đó đã khởi đầu thành lập các Sở Công An tại Hà Nội, Saigon, Huế. Riêng mỗi tỉnh hoặc thị xã lớn có một Ty Cảnh Sát. Ngành Cảnh Sát và ngành Công An lúc bấy giờ vẫn còn trong hệ thống Công An Liên Bang Pháp.(sureté fédérale).

Năm 1948 Chính Phủ Pháp và cựu Hoàng Bảo Đại, đại diện quốc gia Việt Nam đã ký thỏa ước vinh Hạ Long, và năm 1949 lại ký thêm một thỏa ước tại điện Elysée, người Pháp công nhận nền độc lập của nước Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp. Cựu Hoàng Bảo Đại thành lập Chính Phủ , thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng, một ''Ty Giám Đốc Cảnh Sát và Mật Thám Quốc Gia'' được thành hình trực thuộc Bộ Nội Vụ. Đến ngày 30.3.1950 có nhiều Ban, Ngành của các Sở An Ninh Pháp lần lượt được chuyển giao cho Chính Phủ Việt Nam.

Do Nghị Định số 59/BNV ngày 24.4.1950 của Thủ Tướng Chính Phủ đã quy định sự cải tổ lại ngành Công An và Cảnh Sát : ở trung ương có một Nha Tổng Giám Đốc Cảnh Sát và Công An, tại các Phần có một Sở Cảnh Sát và Công An, mỗi tỉnh có một Ty Công An, mỗi thị xã có một Ty Cảnh Sát, mỗi Quận có một Chi Công An. Về Hành chánh, lương bổng do tỉnh, quận địa phương yểm trợ. Phần chuyên môn trực thuộc hệ thống dọc. Tổng Giám Đốc Cảnh Sát và Công An là ông Mai Hửu Xuân , ngạch Tổng kiểm tra.

Cuối năm 1951 do sắc lệnh số 81/CA và Dụ số 9 ngày 14.7.1950 (quy chế công chức) ấn định việc tuyển dụng, lương bổng, thăng thưởng, ngạch trật...cho toàn thể nhân viên Cảnh Sát và Công An. Ngày 7.10.1954 (sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh) thì các cơ quan An Ninh Pháp đã hoàn tất việc chuyển giao ngành Công An và Cảnh Sát cho Việt Nam quản trị, ông Lai Văn Sang (thuộc Bình Xuyên) làm Tổng Giám Đốc.

Sắc lệnh số 120/CV ngày 25.10.1954 ngành Cảnh Sát và Công An lại cải tổ một lần nữa. Trung Ương thì có một Tổng Nha Cảnh Sát và Công An được phát triễn thêm nhiều Sở, Phòng, Ban theo nhu cầu đòi hỏi của tình hình Đất nước. Ở các Phần có các Nha Cảnh Sát và Công An(thay cho Sở trước đây) và tại mỗI tỉnh có một Ty Công An và một Ty Cảnh Sát biệt lập.Đại Tá Nguyễn Ngọc Lễ làm Tổng Giám Đốc thay cho ông Lai Văn Sang. Đồng thời Nha Cảnh Sát Đô thành Saigon Chợ Lớn được thành lập ngày 26.3.1955 trực thuộc Đô trưởng cho đến khi dẹp xong Bình Xuyên lộng hành gây rối tại Saigon thì Nha Cảnh Sát Đô thành trực thuộc Tổng Nha Cảnh Sát và Công An. Cũng cùng thời kỳ này các trung tâm huấn luyện CSCA trung cấp, sơ cấp được thiết lập tại Saigon, Vũng tàu, Tam hiệp (Biên hòa).

Sắc lệnh số 146/NV ngày 27.6.1962 quy định hai ngành Cảnh Sát và Công An trước đây được hợp nhất với danh xưng mới : CẢNH SÁT QUỐC GIA, dưới sự điều hành của một Tổng Nha CSQG/VNCH tại trung ương (Saigon) và tại các Phần có 7 Nha CSQG ở Huế, Nhatrang, Dalat (sau chuyển về Banmêthuột), Biên Hòa, Tiền Giang, Hậu Giang, và Đô thành Saigon. Tại mỗi tỉnh có một Ty CSQG hợp nhất. Đầu năm 1964 ngành Hiến Binh Việt Nam giải tán, đa số nhân viên Hiến binh được chuyển cải sang CSQG.
Ngày 27.1.1965 do sắc lệnh số 19/NV thành lập ngành Cảnh Sát Dã Chiến, một đơn vị võ trang của Tổng Nha CSQG và nghị định số 416/ND/NV ngày 12.3.1966 thiết lập Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia tại Thủ Đức để đào tạo sĩ quan CSQG có đầy đủ khả năng về chuyên môn và quân sự.
Từ năm 1967 đến 1969 ngành CSQG vẫn tiếp tục cải tổ và phát triễn thêm nhiều cơ cấu tổ chức thuộc Tổng Nha như : Khối Phượng Hoàng, Nha An Ninh Cảnh Lực, Biệt Đội Thiên Nga (chuyên trách tình báo), Giang Cảnh... Bảy Nha CSQG trước đây được hợp nhất theo lảnh thổ Vùng thành bốn Nha CSQG bốn Vùng Chiến thuật và Nha CSQG Đô thành.
Năm 1970 do sắc lệnh của Thủ tuớng Chính Phủ VNCH thành lập ngành Cảnh Sát Đặc Biệt chuyên trách tình báo và phản tình báo mà đối tượng hoạt động là Cộng sản Việt Nam và nội chính.
Sắc lệnh số 17A/TT/SL ngày 1.3.1971 thành lập Bộ Tư Lệnh CSQG/VNCH trực thuộc Phủ Thủ tướng thay thế cho Tổng Nha CSQG /VNCH trước đây trực thuộc Bộ Nội vụ. Bộ Tư Lệnh CSQG được xếp ngang hàng như một Bộ riêng biệt trong Chính Phủ. Ở bốn Vùng Chiến thuật có các Bộ Chỉ Huy CSQG Khu 1, 2, 3, 4 và Thủ Đô, Bộ Chỉ Huy CSQG tỉnh, hoặc các thị xã biệt lập và Quận ở Thủ đô. Bộ Chỉ Huy CSQG Quận (thuộc tỉnh) và Cuộc CSQG tại xã hoặc Phường (ở thị xã hay thành phố).

Sắc lệnh số 59/SL/NV ngày 26.6.1971 ấn định cấp bậc, chỉ số lương, cấp hiệu cho toàn thể nhân viên trong LL/CSQG giống như QL/VNCH gồm có : Cảnh sát viên - trung sĩ - thượng sĩ cảnh sát - thiếu úy - trung úy - đại úy cảnh sát - thiếu tá - trung tá - đại tá cảnh sát - chuẩn tướng - thiếu tướng - trung tướng cảnh sát.

Nhân số của LL/CSQG/VNCH từ 22,000 người (cuối năm 1962) đã tăng lên 135,000 người vào tháng 4.1975. Ngày 1 tháng 6 hằng năm được vinh danh là Ngày Truyền Thống Cảnh Sát Quốc Gia kể từ năm 1971 và cũng là mốc thời gian đánh dấu sự trưởng thành lớn mạnh vượt bực của LL/CSQG/VNCH trong sứ mạng bảo vệ quốc gia và bảo đảm an ninh, sự sinh tồn cho dân tộc. Đồng thời cũng trên đà phát triễn từng bước vững chắc cho sự lớn mạnh của Lực Lượng trong thế chiến lược ''Kế Hoạch hóa Cảnh sát'' nằm trong chính sách ''Việt Nam hóa chiến tranh'' thời hậu chiến do Hoa Kỳ sắp đặt để được rảnh tay rút lui ra khỏi chiến trường Việt Nam sau một thời gian sa lầy cuộc chiến.

Như vậy, qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước của nòi giống tiên rồng, lần đầu tiên chưa tròn ba thập niên, từ sau năm 1945 đến tháng tư đen 1975 lũ Cộng phĩ cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam tự do.

LL/CSQG/VNCH được phôi thai từ Công An Liên Bang Pháp, tiến lên từng bước vững mạnh mang một trọng trách đa dạng của nó đã tạo một thế đứng riêng biệt vững vàng, được thấm nhuần, ăn sâu vào truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam theo từng nhu cầu đòi hỏi của vận nước thăng trầm năm tháng đi qua.

Trong trách nhiệm đa dạng, đa năng với một Bộ Tư Lệnh đầy đủ quyền lực do Quốc Gia Dân Tộc giao phó và quản trị điều hành một khối nhân sự đông đảo (135,000 người) đứng hàng thứ nhì sau QL/VNCH , nên trách vụ của người chiến sĩ CSQG/VNCH gồm như bao quát toàn bộ đời sống của Dân tộc và sự trường tồn của Đất Nước trong lý tưởng tự do, dân chủ.

Trong 6 Điều Tâm Niệm của LL/CSQG/VNCH, điều tâm niệm thứ 5 đã chỉ rõ :'' Lãy công minh liêm chính làm phương châm cho mọi hoạt động''. Thực vậy, phương châm Tổ Quốc - Công Minh - Liêm Chính soi sáng cho mỗi chiến hửu trong khi thi hành nhiệm vụ, và nói chung phương châm Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm của QL/VNCH cũng vẫn được coi như khuôn vàng thước ngọc đối với người chiến sĩ CSQG/VNCH đã thấm sâu tiềm tàng trong 7 Điều Giáo Lệnh của người chiến sĩ QL/VNCH.

Do đó, chức năng của người chiến sĩ CSQG/VNCH đa năng, đa diện tôi luyện thuần thục thành những chuyên viên tài năng, mẫn cán của ngành trong nhiều lãnh vực : luật pháp quốc gia, an ninh, tình báo, phản tình báo, gián điệp, phản gián, chiến thuật quân sự, du kích chiến, trấn áp bạo động, võ thuật, an ninh trật tự công cộng, tâm lý chiến, y tế, nội chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội..., cho nên cơ cấu tổ chức của LL/CSQG/VNCH có nhiều ngành riêng biệt được lược dẫn môt vài cơ cấu tổ chức trọng yếu sau đây.

Cảnh Sát Sắc Phục (CSSP) được cải tổ chỉnh đốn toàn diện vào năm 1971 có trách nhiệm nghiên cứu, thẩm tra, kiểm soát, duy trì, gin giữ, và bảo vệ mọi sinh hoạt đời sống và tài sản của người dân trong nước, và ngoại kiều từ nước khác đến cư ngụ trên lãnh thổ trong khuôn khổ luật pháp quốc gia, luật lệ địa phương, và phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam. Nói chung, CSSP với chức năng cao quý là hành xử và bảo vệ luật pháp quốc gia, gìn giữ duy trì an ninh trật tự xã hội, bảo vệ tánh mạng và tài sản của người dân, và ngăn ngừa, trấn áp, bắt giữ mọi tội phạm hình sự.


Cảnh Sát sắc phục gồm có : Cảnh sát hành chánh, Cảnh sát tư pháp, Cảnh sát kinh tế, Cảnh sát công lộ, Cảnh sát an ninh trật tự, Cảnh sát lưu thông, Cảnh sát y tế...
Cảnh Sát Đặc Biệt (CSĐB) còn gọi là Ngành Đặc Biệt, là hậu thân của Ngành Công An được cải tổ toàn diện từ năm 1970 do sắc lệnh của Thủ Tướng Chính Phủ VNCH. Cảnh Sát Đặc Biệt có hai trách nhiệm chính : Tình báo và Phản tình báo.

Về Tình Báo : đối tượng hoạt động là Cộng sản. Trong lãnh vực này CSĐB được tổ chức nhiều hệ thống tình báo : (1) Tình báo diện địa - là hệ thống quy tụ nhiều mạng lưới tai mắt bao gồm những chuổi tình báo viên, mật báo viên, cộng tác viên được ngăn cách rãi khắp nơi trên lãnh thổ trong nhiệm vụ theo dõi, bám sát, thu lượm tin tức, tài liệu, tình hình địch, tình hình bạn, nhân sự các tổ chức của địch, của đối lập và của bạn. (2) Hệ thống đường dây và đầu mối xâm nhập, ăn sâu vào các tổ chức, cơ sở Việt cộng như : xã ủy, huyện ủy, chi ủy, thị ủy, tỉnh ủy, khu ủy, trung ương Cục R... cùng các tổ chức. đoàn thể, hiệp hội ngoại vi, các cơ sở hành chành, kinh tài...của Việt cộng. (3) Hệ thống tình báo viên, mật báo viên xâm nhập.(4) Hệ thống tình báo nhân dân.(5) Kế hoạch phân ô. (6)Chương trình Phượng Hoàng.(7) Hệ thống tình báo qua công tác moi tin, phỏng vấn, thẩm vấn, khai thác tù hàng binh, hồi chánh viên, can cứu chính trị, cộng tác viên, cựu can cựu cán, quần chúng cảm tình...v..v..
Về Phản Tình Báo : Công tác cài người (hoặc chấm định và xử dụng người trong nội bộ) vào các tổ chức thanh niên, sinh viên học sinh, nghiệp đoàn, hiệp hội, đoàn thể, đảng phái, tôn giáo, đoàn thể chính trị..v..v..đang sinh sống hợp pháp để tìm hiểu, nắm vững về tôn chỉ, mục đích cùng khả năng hoạt động của họ. Ngành CSĐB còn có trách nhiệm tìm tòi, phát hiện và theo dõi các hoạt động nội chính của các tổ chức, cơ cấu quốc gia hoặc của phe nhóm đội lốt, trá hình. Đồng thời phải nghiên cứu bám sát những mục tiêu có liên quan đến tình hình an ninh, quân sự, chính trị, xã hội...để phúc trình, cho ý kiến lên chính quyền hầu tìm phương cách đối phó.

Từ đó, các viên chức, nhân viên, cán bộ ngành CSĐB được tuyển chọn kỷ lưỡng sau khi phải được điều chuẩn an ninh, được qua các kỳ thi trắc nghiệm về khả năng tình báo, đồng thời được tham dự các khóa huấn luyện tình báo tổ chức tại trung ương do các giảng sư tình báo Hoa kỳ và Việt Nam giảng dạy, hoặc tham dự các khóa huấn luyện tình báo cấp Vùng, cấp tỉnh.Đồng thời, một số viên chức cán bộ được tuyển chọn đi thụ huấn các khóa tình báo cao cấp, phản gián ở Hoa kỳ, Mã lai, Úc Đại lợi, Đại Hàn...trong kế hoạch Columbo.

Các viên chức chỉ huy ngành CSĐB các cấp là sĩ quan hửu thệ, Hình cảnh lại phụ tá ông Biện Lý Toà án hình sự. Với chức năng này những can phạm chính trị (Việt cộng, đối lập, đảng phái phản động...) sẽ chuyển đến Toà án hình sự xét xử, tuyên án như tội phạm hình sự (trộm cướp, giết người, buôn lậu. hiếp dâm, đầu cơ...). Nếu tội phạm nặng hơn, được chuyển ra Tòa án quân sự, thay vì phải chuyển ra Ủy Ban An Ninh tỉnh vớI mục đích hủy diệt thành tích và quá trình hoạt dộng liên quan đến tư cách chính trị của bọn chúng.

Cảnh Sát Dã Chiến (CSDC) được thành lập năm 1965 là một đơn vị võ trang chính yếu trong LL//CSQG/VNCH có hai nhiệm vụ chính : (1) truy lùng và tiêu diệt hạ tầng cơ sở Cộng sản. (2) trấn áp bạo động và nhiễu loạn dân sự.

Sĩ quan CSDC sau khi tốt nghiệp khóa sĩ quan cảnh sát tại Học Viện CSQG Thủ Đức được theo học trọn khóa sĩ quan trừ bị tại Trường Bộ Binh Thủ Đức. Hạ sĩ quan, và nhân viên CSDC sau khi tốt nghiệp các khóa huấn luyện cảnh sát căn bản tại Rạch Dừa ( Vũng Tàu)được tham dự huấn luyện quân sự và chuyên môn về CSDC tại trung tâm huấn luyện CSDC Dalat. Ngoài ra, các sĩ quan, hạ sĩ quan CSDC lần lượt tham dự các khóa trấn áp bạo động, chống biểu tình, tác chiến trong rừng rậm, tác chiến trong thành phố, tình báo chiến...tại Mã lai, Phi Luật Tân...

Tại Bộ Tư Lệnh LL/CSQG có Bộ chỉ huy Khối CSDC, một đại đội tổng hành dinh, một chi đội thiết giáp và 2 Biệt Đoàn : Biệt Đoàn 5/CSDC có 11 đại đội tác chiến được phối trí hoạt động khắp các quận Đô thành và Gia Định. Biệt Đoàn 222/CSDC có 10 đại đội tác chiến là Biệt đoàn tổng trừ bị được ứng chiến tăng cường yễm trợ cho các Bộ chỉ huy CSQG trên toàn lãnh thổ VNCH.
Tại các tỉnh và thị xã biệt lập thì từ năm 1968 trở về trước, được thành lập một đại đội CSDC (cho tỉnh và thị xã có 5 quận hành chánh trở xuống), và hai đại đội CSDC (cho tỉnh và thị xã có 6 quận hành chánh trở lên). Từ năm 1969 về sau này, LL/CSDC ở các tỉnh được ấn định lại : tại tỉnh và thị xã biệt lập chỉ có Ban chỉ huy đại đội và một trung đội tác chiến đóng tại Bộ chỉ huy CSQG tỉnh (hoặc thị xã). Tại các quận hành chánh thuộc tỉnh liên hệ đều được thành lập một trung đội CSDC đóng tại Bộ chỉ huy CSQG quận và địa bàn hoạt động từ quận xuống đến xã ấp trong nhiệm vụ yễm trợ kế hoạch Phượng Hoàng, hành quân cảnh sát tiêu diệt hạ tầng cơ sở Cộng sản, bình định nông thôn...Do đó, một đại đội CSDC ( ở cấp tỉnh hay thị xã biệt lập)sẽ có nhiều hay ít trung đội tùy thuộc vào số quận hành chánh. Ví dụ tỉnh A có 12 quận hành chánh thì đại đội CSDC tỉnh ấy có 12 trung đội CSDC, trong lúc tỉnh B có 8 quận hành chánh thì đại đội CSDC tỉnh B chỉ có 8 trung đội.

Lực lượng CSDC là thành phần nồng cốt phối hợp với ngành CSĐB trong chương trình Phượng Hoàng để truy diệt toàn bộ hạ tầng cơ sở Cộng sản. Vì vậy vai trò của một sĩ quan CSDC hết sức phức tạp, không những am tường luật pháp, thông suốt những phần vụ chuyên môn về Cảnh sát, về tình báo và còn phải quán triệt về quân sự, chính trị, tâm lý chiến...Cho nên ngoài nhiệm vụ tiêu diệt hạ tầng cơ sở Cộng sản, CSDC trong khi phải đối đầu với các cuộc trấn áp bạo động, giải tán biểu tình, nhiễu loạn dân sự... thì CSDC hết sức khéo léo, tế nhị trong khuôn khổ luật pháp, quyền hạn và trách nhiệm của mình để đạt thắng lợi mà không tổn thương đến nhân mạng đồng bào và đồng đội.

Biệt Đội Thiên Nga (BĐTN) là một tổ chức tình báo toàn phái nữ của Lực Lượng CSQG/VNCH được thành lập trước biến cố Mău thân, dưới sự chỉ huy tài ba của nữ thiếu tá cảnh sát Nguyễn Thanh Thủy, Biệt Đội Trưởng, và hoạt động hoàn toàn trong bí mật ít người biết đến. Vai trò của BĐTN là xâm nhập vào các cơ sở tổ chức của Việt cộng ở hạ tầng cơ sở, xâm nhập vào các mật khu, các cấp huyện, tỉnh, vùng, Mặt trận dân tộc GPMN, và ngay cả Cục R. Đồng thời xâm nhập vào các tổ chức, đoàn thể thân Cộng sản để thi hành các nhiệm vụ trong môi trường hết sức nguy hiểm nhưng vô cùng ngoạn mục ngay trong lòng địch : thu lượm tin tức, tài liệu liên quan đến mọi hoạt động của địch trong phương cách đi sâu, ở lâu, trèo cao. Vì vậy có những nữ nhân viên BĐTN ở ngay cạnh những cấp lảnh đạo, tướng tá, và còn được địch đề cử tham dự các khóa huấn luyện tình báo do chúng tổ chức. Ngoạn mục nhất là BĐTN đã tổ chức một đội tình báo nằm ngay trong lòng Bộ chỉ huy Phái đoàn Quân sự bốn bên sau khi hiệp ước đình chiến ký kết tại Paris cuối tháng 1/1973. Thành quả đạt được của BĐTN ngay từ lòng địch vô cùng khả quan và chính xác đã giúp cho các cơ quan an ninh và quân đội truy quét và dập tắt những kế sách hoạt động của địch. Cho đến ngày miền Nam bị chúng cưỡng chiếm, chúng mới biết được khiến cho chúng vô cùng tức tối căm thù những nữ tình báo viên hào hùng của BĐTN không những Mặt trận giải phóng miền Nam mà ngay cả bọn trung ương Cục R. Trong các trại tù cải tạo, các buổi họp dân chúng công cộng, các buổi học tập cán bộ đảng viên Cộng sản, và các sách báo do những bồi bút VC viết ra...chúng thường đưa vụ BĐTN ra miệt thị, xuyên tạc và cảnh giác. Việc làm của chúng không những giảm sút uy danh xuất quỷ nhập thần của BĐTN, trái lại chúng đã vô tình vinh danh tài năng mẫn tiệp của những nữ tình báo BĐTN rạng ngời trong Cảnh sử.

Chương Trình Phượng Hoàng (CTPH) Kể từ cuối năm 1963 trở đi mọi cố gắng và nổ lực chiến đãu của Chính phủ VNCH được sự trợ giúp của Hoa Kỳ để ngăn chận những hoạt động chiến tranh gây hấn của VC và bè lũ Cộng sản Bắc Việt dường như bị chậm lại và tình hình ngày càng thêm trầm trọng ở nhiều nơi cùng với những bất ổn chính trị xảy ra ở hậu phương. Các chương trình bình định, phát triễn không đem lại những kết quả khả quan, tình hình an ninh nông thôn hầu hết ngày một xấu đi, mặc dầu những cuộc hành quân liên tục diễn ra, và sự cải tổ toàn diện của QL/VNCH vẫn chưa đủ để giảm bớt các hoạt động ngày một gia tăng của địch.

Cộng sản Việt Nam từ lâu đã có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động bí mật. Vì vậy, hạ tầng cơ sở của chúng từ thành thị đến nông thôn đã được xây dựng và củng cố vững chắc sau ngày đất nước chia đôi. Hạ tầng cơ sở Cộng sản (HTCSCS) là một trở ngại lớn, một mối đe dọa trầm trọng cho vấn đề chiến thắng Cộng sản và an ninh lảnh thổ, Chính phủ VNCH và Hoa Kỳ nhận định rằng phải tiêu diệt, vô hiệu hóa toàn bộ HTCSCS khắp mọi nơi mới mong chiến thắng được giặc Cộng.

Sau biến cố Mậu thân, Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã cho công bố Chương Trình Phượng Hoàng vào ngày 1.7.1968 là một kế hoạch lớn nhằm tập trung và phối hợp mọi nổ lực của các cơ quan dân sự, quân sự và tình báo, mục đích vô hiệu hóa toàn bộ HTCSCS khắp mọi nơi đồng thời bảo vệ dân chúng khỏi bị sự khủng bố và sự kiểm soát của chúng trên khắp lảnh thổ VNCH.

Chương trình Phượng Hoàng của VNCH được dựa theo dồng thởi phát triễn mở rộng thêm theo chương trình Phượng Hoàng của Hoa Kỳ (Phoenix Program) đã hoạt động tại miền Nam từ tháng 5.1967.

Chương Trình Phượng Hoàng của VNCH được sự giúp đở, yễm trợ và cung cấp cố vấn của chương trình Phượng Hoàng Hoa Kỳ dưới sự lảnh đạo của cơ quan CORDS (Civil Operation and Revolutionary Development Support, thường gọi Cơ quan Dân Sự Vụ Hoa Kỳ).

Hạ tầng cơ sở Cộng sản là những cán bộ, đảng viên trung kiên, những viên chức địa phương hay của Mặt trận, Ủy ban được đào tạo, huấn luyện qua nhiều thời gian, mất nhiều công sức, tiền bạc và được hoạt dộng bí mật nằm sâu trong quần chúng. HTCSCS là thành phần nòng cốt được sự tin tưởng tuyệt đối của các cấp Ủy, của trung ương Cục và được lập hồ sơ lưu trữ ở bên trên của chúng. HTCSCS đã tạo thành nhiều mạng lưới phức tạp và bí mật nhằm thu lượm tin tức, chỉ đạo và kiểm soát mọi hoạt động chính trị, quân sự, kinh tài...cung cấp và làm chỗ dựa cho các cán binh xâm nhập đến từ mật khu, từ các cấp ủy, trung ương Cục...và từ Bắc Việt xâm nhập vào. Đồng thời, chúng thu thuế, thu mua lương thực, thuốc men, tuyển mộ thanh niên cho các lực lượng vũ trang ...Chúng sống hợp pháp với những cơ sở làm ăn, kinh doanh, hoặc trong các công sở, tư sở, hãng xưởng của tư nhân hay chính quyền VNCH.
Những thành phần thân Cộng sống hợp pháp, loại quần chúng cảm tình, đám đông chạy theo, những người cung cấp tin tức nhất thời, hay cơ hội, những tên du kích, những thành viên của hội đoàn, hiệp hội của Cộng sản...không được liệt kê là hạ tầng cơ sở Cộng sản.

Tiêu diệt được một HTCSCS sẽ làm giảm sút, suy yếu và còn có thể làm ngưng những hoạt động diễn tiến của Đảng, cơ sở, cơ quan, mặt trận...tạo sự thất bại về lâu về dài cho Việt cộng.

Trong chương trình Phượng Hoàng các viên chức hành chánh( Thủ Tướng, Tỉnh Trưởng, Quận Trưởng, Xã Trưởng) giữ chức chủ tịch Ủy ban Phượng Hoàng theo cấp liên hệ. Các Chỉ Huy Trưởng CSQG liên hệ đảm nhận vai trò Tổng Thư Ký Ủy Ban trong trách nhiệm điều hợp kế hoạch công tác phối hợp với ngành CSĐB. Tại mỗi tỉnh có một Trung tâm Điều hợp và thường trực Ủy ban Phượng hoàng và thường do một đại diện của LL/CSQG đảm nhận Trung tâm trưởng. Đa số nhân viên ngành CSĐB, CSDC đều hoạt động công tác cho chương trình Phượng Hoàng. Do đó, chương trình này gần như do LL/CSQG điều động và phối trí công tác.
Các cơ quan, đơn vị phối hợp tham gia chương trình Phượng Hoàng gồm : Phòng 2, Phòng 3, Phòng 5 (Tiểu Khu, Chi Khu), LL/CSQG (gồm CSĐB, CSDC, CSSP...)Thám sát tỉnh, Dân Ý Vụ, Thông tin Chiêu hồi, Diệt trừ sốt rét, CB Xây Dựng Nông thôn, An ninh Quân Đội, Nhân Dân Tự Vệ, Nghĩa Quân...và cố vấn Mỹ. Nhiệm vụ của TT Điều Hợp và thường trực thu thập tổng hợp tin tức, phối kiểm, đánh giá, phổ biến và tổ chức các cuộc hành quân truy lùng tiêu diệt HTCSCS.

Ở cấp Quãn việc tổ chức và thành phần ủy ban tương tự cấp tỉnh. Chương trình Phượng Hoàng chủ yếu nhắm vào cấp tỉnh và xã làm căn bản. Xã trưởng là Chủ tịch Ủy ban Phượng Hoàng xã và Trưởng Cuộc CSQG xã là Tổng Thư ký Ủy ban được phối hợp điều động các ban ngành chuyên môn (như đã liệt kê ở cấp tỉnh) truy tìm, phát hiện, lập danh sách, theo dõi, bám sát toàn bộ HTCSCS ẩn nấp trong thôn xã.
Hầu hết HTCSCS bị bắt trong chiến dịch hành quân Phượng Hoàng được chuyển giao cho Trung tâm Thẩm vấn tỉnh để khai thác tin tức và lập hồ sơ chuyển ra Ủy Ban An ninh tỉnh xét xử, kết án, hoặc tha bổng. Sau thời gian hoạt động của chương trình, hầu hết HTCSCS đã bị phát hiện và tiêu diệt khiến cho mọi hoạt động của Việt cộng miền Nam bị bế tắc, tê liệt gây thiệt hại cho chúng quá nặng nề, khiến cho địch phải lên tiếng công kích, la ó...

Thám Sát Tỉnh ( còn gọi là PRU = Province Reconnaissance Unit)là một đơn vị biệt kích chuyên về tình báo do cơ quan CIA tại Saigon tổ chức và điều hành tại mỗi tỉnh trực thuộc Tỉnh Trưởng. Đơn vị này được CIA tuyển mộ, huấn luyện và được trả lương rất cao. Nhân sự tuyển mộ gồm một số ít ngưởi Việt,nhưng đa số là người các sắc tộc thiểu số Nùng, Rhadé, Miên...và những cán binh VC ra quy thuận. Họ được huấn luyện kỹ lưỡng và hoạt động rất mạnh phân từng nhóm nhỏ ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, xôi đậu và ngay cả trong lòng địch, theo dõi, bám sát để thu lượm tin tức, tài liệu và tình hình địch. Đơn vị còn phối hợp hành quân truy diệt HTCSCS cùng với ngành CSĐB, CSDC...
Về sau, các đơn vị Thám Sát tỉnh (PRU) được chuyển hẳn cho ngành CSĐB để quản trị và điều hành công tác trực thuộc Bộ Tư Lệnh CSQG.

Trong nhu cầu đòi hỏi của Đất Nước qua hai chế độ VNCH, LL/CSQG đã hãnh diện đảm nhận một trọng trách qúa phức tạp và hết sức nặng nề do Tổ Quốc giao phó. Nếu phải so sánh thì thật sự chưa có một lực lượng Cảnh sát nào trên thế giới phải gánh vác một khối lượng lớn công việc vừa đa dạng vừa phức tạp như Cảnh Sát Việt Nam trong cuộc chiến khốc liệt, dai dẳng đầy hận thù ý thức hệ.

Với vai trò bảo vệ hậu phương, gìn giữ an ninh, sự sinh tồn cho Dân tộc như vậy, người chiến sĩ CSQG/VNCH có thể nói không ngoa là những chuyên viên đa năng đa nhiệm, mẫn cán, thông thạo hiểu biết hầu hết các nghiệp vụ chuyên môn, quán triệt khả năng quân sự, phải chiến đãu cam go, gian khổ, lẻ loi và thầm lặng, phải chịu đựng những thiếu thốn khó khăn về vật chất, tinh thần, và những trang bị cần thiết.

Từ thành thị đến nông thôn, hang cùng ngõ hẻm, các vùng xa xôi hẻo lánh, xôi đậu, người chiến sĩ Cảnh sát luôn luôn có mặt ngày đêm trong trách nhiệm cao cả : bảo vệ tài sản, tính mạng và đời sống người dân luôn luôn được an toàn trước mọi hiểm nguy. Quân Lực VNCH ngày đêm chiến đấu tiêu diệt Cộng sản trên khắpchiến trường ở biên cương tiền tuyến đầy gian lao vất vã, thì LL/CSQG lại phải đối đầu với nhiều địch thù ở hậu phương : hạ tầng cơ sở VC, đảng phái, tổ chức đối lập, phản động, trá hình băng đảng cướp bóc, giết người, buôn lậu, các phạm pháp tệ đoan xã hội, tứ đổ tường..v..v.. ở hậu phương cũng vô cùng nguy khó trên một mặt trận không giới tuyến, thầm lặng, lẻ loi. Hai trận tuyến tiền tuyến, hậu phương luôn luôn song hành, bổ sung, yểm trợ không thể thiếu.
Chớ nên ngộ nhận rằng vào ngành Cảnh Sát là trốn quân dịch, không phải đi lính, giữ được chữ thọ, được sống yên thân, an nhàn giữa cuộc chiến nghiệt ngã, đó chỉ là một thành kiến sai lệch mà người đời đã thiên kiến đối với LL/CSQG/VNCH.

Một thanh niên rời khỏi mái trường với cấp bằng Tú tài phần 2, hoặc qua hai, ba chứng chì cử nhân luật, không tình nguyện vào trường Võ bị quốc gia Dalat, Đại học chiến tranh chính trị, không vô trường Bộ Binh Thủ Đức, mà lại hăng hái nạp đơn xin được thi tuyển vào Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia tại Thủ Đức, mặc dù việc thi tuyển hết sức khó khăn để được nhập Ngành.(tỉ lệ kỳ thi tuyển cho một khóa Sĩ quan Cảnh sát vào Học Viện chỉ lấy 400 người, hoặc 600 người trong số trên dưới 2500 người cho mỗi lần nạp đơn, còn phải qua việc tuyển chọn về thể chất, vóc dáng, học vấn...)

Sau thời gian huấn luyện tiếp nhận đầy đủ cả văn lẫn võ đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu nghiệp vụ, ra trường với cấp bậc thiếu úy Cảnh sát, đa số được đưa về các vùng thôn quê hẻo lánh nắm giữ chức vụ Trưởng Cuộc CSQG xã (một đơn vị căn bản của lực lượng). Nhiều xã mất an ninh, xôi đậu, an ninh kém lại lẻ loi, đơn độc. Ngoài trách nhiệm an ninh trật tự, bảo vệ tánh mạng, tài sản của người dân, thi hành và bảo vệ luật pháp, truy tìm, phát hiện và tiêu diệt HTCSCS ..v..v..hằng đêm còn phải tuần tra thôn ấp, canh giữ phòng thủ cơ sở.

Trong nhiệm vụ này, Trưởng Cuộc CSQG lại phải đóng vai trò một Trung đội trưởng tác chiến với nhân số 20 hoặc 25 người, chưa quen tác chiến, hỏa lực yếu kém, thường xuyên phải đương đầu với những cuộc đột kích, tấn công của VC vào trụ sở, vào thôn ấp. Trong lúc hiểm nguy bị vây hãm trong thế tấn công của giặc, Trưởng Cuộc Cảnh sát chỉ biết gồng mình chiến đãu đơn độc, lẻ loi sống chết với giặc thù cho đến giọt máu cuối cùng mà không biết kêu cứu vào ai. Nhưng, đối với một chuẩn úy, thiếu úy Trung đội trưởng của QL/VNCH khi bị địch tấn công, đột kích ở một tiền đồn, hoặc một điểm xa xôi nào đó, thì thường dưới tay có 36 quân nhân già giặn kinh nghiệm tác chiến, hỏa lực hùng hậu, lúc lâm nguy còn có các trung đội bạn, còn kêu cứu đại đội, tiểu đoàn, pháo binh, máy bay yễm trợ...
Trước và sau mùa hè đỏ lửa 1972, hằng đêm VC tấn công tới tấp các Cuộc CSQG trên khắp lảnh thổ. Có đêm chúng tấn công từ 20 đến 25 xã cùng một lúc với mục đích gây tiếng vang làm giảm tinh thần LL/CSQG. Nhưng chúng hết sức lầm lẫn đã không làm nên được chuyện gì trước sức chiến đãu bền bĩ gan dạ của những chiến sĩ CSQG.

Người chiến sĩ Cảnh sát vẫn hiện diện tử thủ cho đến giờ phút cuối cùng ở các mặt trận Bình Long, An Long, Phước Long, Quãng Trị, Thữa Thiên,... và những nơi khác trên lảnh thổ bên cạnh các quân binh chũng QL/VNCH.

LL/CSQG trong từng địa bàn hoạt động đã thường xuyên phối hợp với Chi Khu, Phân chi khu, Địa phương quân, Nghĩa quân, CB/XDNT, Nhân dân tự vệ để tổ chức các cuộc hành quân cảnh sát ngăn chặn, truy bắt, bài trừ tệ đoan xã hội, (trộm cướp, giết người, hiếp dâm, oa trữ, buôn lậu, cờ bạc, rượu chè, hút sách, sì ke ma túy, mãi dâm, khai thác chiếm dụng bất hợp pháp mọi tài nguyên quốc gia...) và đồng thời còn tổ chức các cuộc hành quân, phục kích tiêu diệt HTCSCS, các đường dây thu mua, tiếp tế của VC.

Người chiến sĩ Cảnh sát vẫn hiên ngang anh dũng kiềm giữ tay súng đối đầu kháng địch chiếm lại từng góc phố, con đường, ngõ hẻm... ở Huế, ở Saigon và đã oai hùng bẻ gảy những âm mưu qua hai lần tổng công kích và tổng nổi dậy của VC trong Tết Mậu thân tháng 1/1968 và tháng 5/1968 khiến cho mưu đồ gây rối loạn tổng nỗi dậy cướp chính quyền VNCH của Cộng sản Bắc việt và bè lũ tay sai VC miền Nam hoàn toàn bị tê liệt, thất bại. Nhờ vậy, miền Nam tự do được đứng vững cho đến 7 năm sau mới bị bức tử trong tay người bạn đồng minh phản bội đã cấu kết với giặc thù.

Trong hai quyển sách''Kết thúc 30 năm chiến tranh '', tướng VC Trần Văn Trà đã tự thú nhận khi mà Lê Duẫn và Lê Đức Thọ yêu cầu Trần Văn Trà phải kết thúc chiến tranh miền Nam bằng một cuộc tổng nổi dậy cướp chính quyền. Khi nhận được chỉ thị này Trần Văn Trà họp Bộ tham mưu của ông ta và than thở rằng các lãnh đạo cấp cao bây giờ vẫn còn xa vời thực tế, không hay không biết rằng hạ tầng cơ sở của mình khắp nơi bây giờ đã nát bét hết rồi, đã bị cảnh sát quốc gia chúng nó ''dọn dẹp sạch sẽ'' cả rồi, còn gì đâu nữa mà tổng nổi dậy, tổng công kích đánh chiếm miền Nam.


Cũng như Trần Văn Trà, Vũ Ngọc Nhạ đã viết 3 quyển sách tựa đề ''Ông Cố vấn'' trong đó y đã tự thú nhận bằng những lời trần tình than thở rằng các hệ thống tình báo, các hạ tầng cơ sở của y đã phải đối đầu biết bao nhiêu gian lao nguy hiểm để né tránh và trốn chạy trước công an cảnh sát, trung ương tình báo...đang ngày đêm vây bắt, đột kích ráo riết thành thử chẳng ''làm ăn'' gì được cả.

Khốn thay, những quyển sách trên của Trần Văn Trà, Vũ Ngọc Nhạ vừa xuất bản được vài năm thì bị Trung ương Đảng của chúng thu gom sạch.

Một vài thú nhận trung thực trên của những cấp lãnh đạo Cộng sản đã nói lên một cách hùng hồn mọi hiệu năng hoạt động của LL/CSQG/VNCH luôn luôn chính xác và vô cùng khả quan. Dù trên phương diện nào, bất cứ trong lãnh vực chuyên môn nàocủa Ngành, khi bắt tay vào việc để hành động là đúng người, đúng việc một cách chính xác, không bị sai lầm, không áp đặt, chụp mũ, đó là một điểm son.

Người chiến sĩ Cảnh Sát khởi đi từ lòng Dân Tộc Việt mang trong người giòng máu của bao liệt sĩ tiền nhân hào hùng bất khuất, gần gũi quen thuộc bên lũy tre, bờ ao, thôn xóm, đồng ruộng, núi sông, cây cỏ cho đến bao cuộc sống náo nhiệt muôn màu muôn vẻ khắp các miền đô thị...đã hun đúc một lòng yêu nước thiết tha, trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với chính nghĩa quốc gia, lý tưởng tự do dân chủ, luôn luôn nêu cao danh dự, trách nhiệm, bảo vệ màu cờ sắc áo, công minh liêm chính, khí tiết, hùng tâm, dũng khí, nhân hậu, hết lòng quý trọng, bảo vệ tánh mạng, tài sản của đồng bào ruột thịt trong mọi tình huống cho dù phải hy sinh xương máu.

Mỗi cuộc trấn áp bạo động, giải tán biểu tình của Cảnh sát ở các nơi như Đại Hàn mỗi lần như vậy có 800 người chết, 1.000 người chết, ở Thái Lan có trên dưới 800 người chết... nhưng vớI LL/CSQG/VNCH qua các cuộc giải tán biểu tình chưa bao giờ gây tổn thất nhân mạng của người dân và đồng đội. Vì rằng người chiến sĩ cảnh sát được am tường luật pháp, hết sức khôn ngoan, tế nhị, biết rõ thẩm quyền giới hạn trong tay, biết quý trọng mạng sống con người nên đã dàn xếp sự việc rất khéo léo, đạt kết quả thật tốt đẹp trong sự an hòa.

Một vài nét sơ lược ghi trên trong vai trò gánh vác trách nhiệm được giao phó của người chiến sĩ cảnh sát trên mặt nỗi mà ai ai cũng đã nhìn thấy tận mắt, nghe tận tai trong cuộc sống, trong từng bối cảnh xã hội được diễn ra muôn màu muôn vẻ, đa dạng và phức tạp, nhưng, về những hoạt động chìm sâu bên trong, thật âm thầm, lặng lẽ, ít người biết đến, nhìn thấy, hoặc hình dung dược trong các công tác tình báo, phản gián, đi sâu vào lòng địch, nằm ngay trong cơ sở, cơ quan, mật khu của địch dưới muôn hình thức xuất quỷ nhập thần, khiến cho địch kinh hoàng, khiếp đảm, thãm bại tê liệt đến phải khốn đốn lo sợ của những chiến sĩ cảnh sát tài ba mưu lược của ngành CSĐB, Biệt Đội Thiên Nga, Thám sát đặc biệt, kế hoạch Phượng Hoàng..v..v..Đó là những đứa con ưu tú của LL/CSQG/VNCH, họ hoạt động âm thầm trong bóng tối, lẻ loi và kiên nhẫn chịu đựng bao hiểm nguy khốn đốn, không bao giờ than van trách cứ khi phải đối đầu với địch, hoặc khi nằm trong tay địch. Họ lại ra đi trong lặng lẽ âm thầm không màng người đời biết đến, hoặc cấp chỉ huy không nhìn nhận để mang sự bí mật về cõi hư vô với lòng hãnh diện tự hào vì Tổ quốc, vì Dân tộc, vì màu cờ sắc áo theo đúng nghĩa sự hy sinh.

Toàn diện vấn đề, người chiến sĩ cảnh sát của LL//CSQG/VNCH là người mặc áo gấm đi đêm, những đóng và hy sinh cao quý cũng chỉ vì Đất nước mà đối với một công dân yêu nước phải đảm nhận không màng đến sự xưng tụng, không mặc cảm bị bỏ quên.

Trước năm 1975 hằng trăm bản nhạc ca ngợi, vinh danh, mến mộ và yêu thương trong tình quân dân cá nước đối với chiến sĩ QL/VNCH, riêng LL/CSQG/VNCH chưa hề có. Hoặc''Cảnh sát là bạn của dân, Ở xa thấy ghét, đến gần dễ...thương !''
Cảnh Sát hành xử và bảo vệ luật pháp, gìn giữ và duy trì an ninh trật tự, vì vậy đã thường xuyên đụng chạm vào đời sống, nếp sinh hoạt của người dân. Ngăn ngừa, phát hiện, bắt bớ, giam cầm mọi tội phạm, nói chung, những người dân sống khinh thường và vi phạm luật pháp thì không bao giờ ưa Cảnh sát ( nên mới : Ở xa thấy ghét...)

Có Cảnh Sát thì hậu phương được ổn định, đời sống nhân dân được an toàn hạnh phúc. Cảnh sát bảo vệ tối đa tánh mạng và tài sản của người dân trước những đe dọa nguy hiểm xảy ra cho chính bản thân hoặc gia đình họ, và khi có mặt Cảnh sát để cứu giúp kịp thời, khiến cho ngườI dân có cảm tình và yêu quý Cảnh sát (nên mới : đến gần dễ...thương).
Một xã hội chỉ cần vắng bóng người cảnh sát trong một thời gian ngắn, xã hội sẽ biến loạn, xáo trộn, và tánh mạng, tài sản của người dân bị đe dọa trầm trọng.

Không riêng gì ở Việt Nam , nhìn chung các nước trên thế giới dù dưới chế độ nào, người dân hầu như vẫn có những mặc cảm không ưa thích cảnh sát. Âu cũng là một nghiệp dĩ. Khen, chê, ghét, thương, cảnh sát là quyền suy nghĩ của người dân.

Người chiến sĩ CSQG không mặc cảm cho nghề nghiệp đen bạc mà người đời thiên kiến, sẳn sàng chấp nhận thân phận nghiệt ngã, không mặc cảm trách cứ, một lòng trung thành với Tổ quốc, lấy trung nghĩa làm đầu, xả thân phục vụ mà không đòi hỏi một sự đãi ngộ tương xứng với công lao. Người chiến sĩ CSQG trong Lực Lượng vui vẻ trong âm thầm gánh chịu những bất công phi lý với niềm hãnh diện tự hào cho màu cờ sắc áo trong vai trò gánh vác trách nhiệm lớn lao, đa dạng, và lấy làm vinh dự được phục vụ trong Lực Lượng cống hiến cuộc đời cho quốc gia dân tộc.

Qua vài tóm lược được trình bày trên tuy chưa được đầy đủ, nhưng cũng đã nói lên được những nét đẹp hào hùng dũng cảm của người chiến sĩ CSQG. Đó là :'' Truyền Thống của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa'' .

Truyền thống của LL/CSQG phát sinh từ truyền thống của dân tộc Việt Nam hào hùng và muôn đời bất khuất, không ảnh hưởng ngoại lai, không làm công cụ tay saicho một chế độ nào, một tổ chức chính trị nào, luôn luôn là đầy tớ của dân, thượng tôn luật pháp, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, biết nhẫn nại chịu khó chịu khổ, chấp nhận mọi gian lao nguy hiểm, sẳn sàng hy sinh để cho người dân được an cư lạc nghiệp.

Truyền thống của LL/CSQG/VNCH đã được Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu vinh danh là '''ngày truyền thống csqg'' vào ngày 1 tháng 6 hằng năm. Đó là một điểm son sáng chói trong Cảnh sử, một nét đẹp hùng tráng, vẻ vang cho màu cờ sắc áo. Trong lúc các quốc gia trên thế giới chỉ duy nhất được vinh danh ngày Quân Lực, mà không có một cơ quan, tổ chức nào kể cả lực lượng cảnh sát được nhận niềm vinh dự lớn lao ấy.

Ngay khi Dương Văn Minh tuyên bố buông súng đầu hàng giặc Cộng vào sáng ngày 30/4/1975 thì ngay lúc đó LL/CSQG/VNCH là mục tiêu hàng đầu cho sự tàn sát vô cùng dã man vô nhân đạo của Việt cộng. Hàng ngàn chiến sĩ CSQG các cấp đã bị giặc lùng sục, bắt bớ hành quyết bắn bõ tại chỗ, thủ tiêu biệt tích, chặt đầu, chôn sống, mỗ bụng, xẽo tai...vì những chiến tích hào hùng diệt Cộng. Hàng trăm chiến sĩ CSQG đã nêu cao gương tiết liệt, trung dũng tự sát không để lọt vào tay giặc như thiếu tướng Trần Văn Hai, trung tá Nguyễn Văn Long, thiếu tá Lê Phó, thượng sĩ Phùng Văn Chín, trung sĩ Nguyễn Xuân Ba...v..v.. và còn rất nhiều anh hùng thầm lặng thà chết vinh hơn sống nhục đã ra đi âm thầm lặng lẽ trên khắp mọi miền đất nước. Hàng vạn chiến sĩ CSQG đã bị lùa vào các nhà tù cãi tạo, bị gông cùm, bị hành hạ tra tấn dã man, đối xử vô cùng tàn bạo, tồi tệ trãi dài trong các trại tù từ Nam ra Bắc, kéo lê cuộc sống trong đau thương tủi nhục đến thân tàn ma dại từ 5 đến 10 năm, 15 đến 18 năm xót xa tủi hận.

Trong lao tù khổ sai của Cộng sản, đã có hàng ngàn những chiến sĩ CSQG đã phải bị bức tử, bị thủ tiêu hoặc bị đày ải hành hạ đến chết như chuẩn tướng Bùi Văn Nhu, đại tá Đàm Trung Mộc, đại tá Bùi Hiến Tôn, trung tá Tôn Ngọc Thiện, trung tá Bùi Văn Lan, thiếu tá Trần Hàng, thiếu úy Trần Quang Châu, thượng sĩ Phạm Văn Cậy..v..v..

Cái giá trị chính xác và hửu hiệu của những thành quả hoạt động của LL/CSQG/VNCHtrong cuộc chiến không ai hiểu rõ hơn hết chính là bọn bạo quyền Cộng sản, nên chúng đã dành cho Lực Lượng CSQG một sự trả thù khốc liệt, tàn bạo và thâm độc.

Sau những năm tháng dài trong nhà tù Cộng sản, đa số những chiến sĩ CSQG may mắn còn sống sót được trở về với gia đình đã phải kéo lê cuộc sống lầm than cơ cực trong đói rách, bệnh tật, trong sự kiềm kẹp quản chế của chế độ phi nhân Cộng sản tại quê nhà. Một số may mắn hơn đã đến được bến bờ tự do rãi rác khắp năm châu, tái lập cuộc sống ổn định, tiếp tục phát huy chính nghĩa quốc gia, củng cố và kiên định lập trường, thể hiện rõ nét thái độ chính trị của người chiến sĩ CSQG theo truyền thống hào hùng bất khuất qua những hình thức đãu tranh tích cực.

Ngay từ những năm đầu tiên ở hải ngoại người chiến sĩ cảnh sát đã thể hiện tinh thần truyền thống của mình được quy tụ thành những Hội, Liên hội, Tổng hội CSQG/VNCH hải ngoại, thắt chặt tình yêu thương chiến hửu, giúp đở, tương trợ nhau trong cuộc sống tha hương, tâm tình chia xẻ những kỷ niệm vui buồn trong đời cảnh nghiệp, đồng thời tạo sức mạnh phối hợp , yễm trợ với các hội đoàn, đoàn thể, tổ chức chống Cộng của khối người Việt tỵ nạn Cộng sản ở hải ngoại, chuyển tiếp ngọn lửa đãu tranh về quê nhà trong hoài bão quang phục quê hương, truyền đạt sứ mạng phục vụ Đất Nước cho thế hệ trẻ tiếp nối.
Các huynh trưởng, niên trưởngvà toàn thể chiến hửu CSQG/VNCH đã đến với nhau trong các buổi họp mặt trong tình yêu thương đùm bọc huynh đệ cùng sắc áo màu cờ, không còn chuyện áo mão ngôi thứ cấp bậc, nhưng vẫn tôn ti trật tự, kính trên nhường dưới, bao dung và thông cảm trong tinh thần đoàn kết gắn bó, thủy chung. Đó là tinh thần trung nghĩa của LL/CSQG, là truyền thống hào hùng, cao quý, của LL/CSQG đã thấm sâu vào huyết quản từng người trước và sau năm 1975, và mãi mãi trường tồn với thời gian.

Từng mỗi chiến sĩ CSQG/VNCH ở hải ngoại và ngay cả tại quê nhà thề quyết ngày nào Dân Tộc và Quê Hương Việt Nam còn chìm đắm trong lầm than khốn khổ dưới ách cai trị bóc lột bạo tàn phi nhân của loài quỷ đỏ Cộng sản Việt Nam, ngày nào Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Tín Ngưỡng và những quyền tự do căn bản khác của người dân còn bị ức chế, chà đạp, vi phạm thì ngày ấy toàn thể chiến sĩ CSQG/VNCH vẫn chưa tròn trách nhiệm đối với Đất Nước. Trận đánh 30/4/1975 đã kết thúc, nhưng trận chiến Dân Chủ, Tự Do, Nhân Quyền, Tín Ngưỡng, Ấm No, Hạnh Phúc của người Dân vẫn chưa hoàn tất.

Sự phối hợp đồng tâm duy nhất của toàn thể QL/VNCH, LL/CSQG/VNCH, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, CB/XDNT của chế độ Việt Nam Cộng Hòa từ quốc nội ra hải ngoại để tạo một sức mạnh vạn năng là một chính lược thần diệu và cấp bách mới mong giải cứu quê hương, đập tan, xóa sổ bọn ngưu đầu Bắc Bộ Phủ Hà NộI và lũ lưu manh hoạt đầu chính trị lừa dối phĩnh gạt, bát nháo phản động.-

Florida 4/2003
Nguyễn Thế Hoàng

Thứ Hai, 19 tháng 4, 2010

TUỔI CHANH CỐM




TUỔI CHANH CỐM

Tuổi chanh cốm em đang còn vụng dại

Lại biết yêu anh tha thiết dại khờ

Bước đầu đời em xây dựng ước mơ

Sao anh biệt tăm thời gian sau đó ?


Nỗi khắc khoải mối tình đầu bỏ ngỏ

Hơn bốn mươi năm mòn mõi trông chờ

Giờ gặp lại anh, em đã không ngờ !

Cám ơn Trời cho chúng ta sum họp




Vượt thời gian niềm nhớ thương xếp lớp

Em một mình lặng lẽ đếm Xuân qua

Chờ đợi anh là khoảng trống bao la

Anh có thấu cho quãng đời chờ đợi


Em long bong như loài cây chùm gởi

Bám thời gian theo gió dạt mây trôi

Mặc cho thị phi - Mặc cho tiếng đời

Luôn ôm ấp đợi chờ anh gặp lại


Em chẳng khác nào như loài hoa dại

Nhớ nhớ, thương thương biết mấy cho vừa

Trời tình buồn trời cũng nhỏ giọt mưa

Gương lược phấn son không hề hay biết


Tình đơn phương nỗi cô đơn rên xiết

Cố nén lòng cho tim bớt xót xa

Tình một chiều đầy mộng ảo đã qua

Tuổi chanh cốm mãi suốt đời vụng dại


Dấu chân chim theo vũng buồn mặc khải

Được anh trở về duyên thắm tình nồng

Bao Xuân qua trong gối chiếc phòng không

Hạnh phúc đến như cơn mưa sa mạc..!

Nguyễn Thế Hoàng